Khám phụ khoa: 5 lưu ý quan trọng cần nhớ

(4.12) - 40 đánh giá

Khám phụ khoa là việc rất cần thiết để kiểm tra và sớm phát hiện những vấn đề ở cơ quan sinh dục nữ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn còn ngại ngùng và chưa biết những lưu ý quan trọng trước và trong khi được thăm khám.

5 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn ở bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa.

1. Chọn nơi khám phụ khoa

Khám phụ khoa ở đâu để vừa an toàn, vừa thuận tiện và có kết quả chính xác? Thông thường, bạn nên chọn khám ở những bệnh viện công hoặc phòng khám phụ khoa hoạt động lâu năm.

Về góc độ chuyện môn, những địa điểm này có đội ngũ y – bác sĩ lành nghề. Hơn nữa, hầu hết những bệnh viện công hiện nay đều có khoa khám dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thăm khám của bạn.

2. Chọn một bác sĩ khám phụ khoa giỏi

Ngoài khả năng về chuyên môn, bác sĩ khám phụ khoa giỏi sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong suốt quá trình thăm khám bằng cách giao tiếp riêng của họ. Bên cạnh đó, bác sĩ giỏi sẽ luôn sẵn sàng tư vấn chính xác và đưa lời khuyên phù hợp với những vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe sinh dục của bạn.

2. Đặt lịch khám trước khi đến

Để không mất thời gian chờ đợi, bạn có thể đặt lịch hẹn trước khi đến khám phụ khoa.

Trước khi gặp bác sĩ, bạn cần chuẩn bị một vài số liệu như thời điểm của kì kinh cuối, bạn có điều trị thuốc men gì không hay bạn có ngưng sử dụng thuốc gì và bất kì thay đổi nào so với lần khám trước. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn cho các vấn đề của bạn.

3. Tìm hiểu về xét nghiệm Pap

Hơn 70% phụ nữ không biết nhiều về Pap-smear và loại xét nghiệm Pap nào mà họ sẽ được làm. Xét nghiệm Pap là phương pháp dùng que lấy mẫu phết các tế bào của cổ tử cung để đem đi xét nghiệm. Xét nghiệm này nên thực hiện ở những phụ nữ trẻ bởi có nguy cơ phơi nhiễm với HPV, virus gây ung thư cổ tử cung cao hơn.

Việc bạn tìm hiểu về xét nghiệm Pap có thể giúp bác sĩ dễ dàng lấy mẫu và xét nghiệm chính xác hơn. Ví dụ như bạn sẽ không đi làm kiểm tra vào ngày “đèn đỏ” hay bạn sẽ không quan hệ tình dục trước đó.

4. Trò chuyện cởi mở về đời sống tình dục của bạn

Khoảng 40% phụ nữ thừa nhận rằng họ không thẳng thắn trò chuyện cùng với bác sĩ về cuộc sống tình dục của họ. Điều này sẽ vô tình gây trở ngại cho bác sĩ trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tốt nhất là bạn nên chia sẻ rõ ràng vì điều đó có thể giúp bác sĩ biết được vấn đề bạn đang gặp phải là gì.

Ví dụ như trường hợp nhiễm một loại vi khuẩn thường gặp ở các bệnh lây truyền qua tình dục (STDs) như Chlamydia hoặc lậu cầu thường không biểu hiện triệu chứng, nên bạn khó biết được mình có nhiễm hay không nếu không làm xét nghiệm.

Những bệnh như trên có thể được điều trị đơn giản bằng kháng sinh, phát hiện càng sớm thì càng tốt nếu sau này bạn muốn có con. Khi kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn cần theo lịch điều trị của bác sĩ.

Cuối cùng, bạn nên làm các xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu, có thể xét nghiệm của bạn là âm tính, nhưng là âm tính giả. Vì vậy, bạn nên theo lời khuyên của bác sĩ là làm xét nghiệm lại lần nữa, vì không phải lúc nào tin tốt ở lần xét nghiệm đầu tiên cũng chính xác.

5. Khi khám phụ khoa, bạn hãy nói rõ khó khăn của mình

Đa phần phụ nữ ngại nói chuyện về tình dục và vấn đề ở cơ quan sinh dục của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến thời gian thăm khám kéo dài. Hơn nữa, việc “giấu diếm” tình trạng sẽ khiến bác sĩ không có đầy đủ thông tin để chẩn đoán bệnh.

Khi bắt đầu khám bệnh, bạn hãy mạnh dạn chia sẻ với bác sĩ tình trạng khó khăn lớn nhất của mình như viêm phụ khoa, đau, ngứa, có mùi khó chịu hoặc rát buốt khi tiểu tiện. Đó là những dữ liệu quan trọng đi kèm với kết quả xét nghiệm để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường là điều quan trọng và cần thiết để bạn kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách giúp bạn trị chứng chuột rút ở tay

(61)
Chứng chuột rút ở tay khiến bạn tê liệt không thể cử động được trong một khoảng thời gian ngắn, có thể gây ra nguy hiểm nếu bạn đang cầm vật nặng ... [xem thêm]

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành

(27)
Từ lâu, Đông y đã dùng rễ, quả và hạt cây dành dành để chữa bệnh suy thận. Bên cạnh đó, dành dành còn là thảo dược thường được sử dụng trong ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chứng thoát vị khi mang thai để mẹ con cùng khỏe

(69)
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải chứng thoát vị khi mang thai từ những lý do hết sức đơn giản như mang vác vật nặng cho đến phức tạp hơn bao gồm di ... [xem thêm]

10 cách cư xử của chồng sẽ khiến vợ buồn lòng

(45)
Khi cách cư xử của chồng khiến phụ nữ cảm thấy mình không được yêu thương, họ cũng sẽ đáp trả lại bằng những cơn giận dỗi tưởng chừng như vô ... [xem thêm]

Những nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị

(51)
Những cơn đau lưng đang hoành hành ngày đêm khiến bạn gặp khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày? Bạn có muốn quyết tâm hạ gục chứng đau lưng ấy?Bạn ... [xem thêm]

Xuất hiện vết loét trên da không đau: Rất có thể là bệnh giang mai

(21)
Bệnh giang mai là gì? Có những triệu chứng gì? Phòng tránh ra sao? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh hoặc chữa trị nhé.Mặc dù ... [xem thêm]

4 bước cơ bản giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả

(15)
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính thường là do biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến thận, nhưng cũng có thể là do bệnh đái tháo đường và huyết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN