7 lợi ích tuyệt vời của Berberine

(4.23) - 53 đánh giá

Berberine là một hợp chất alkaloid, có màu vàng và được tìm thấy trong các loại cây khác nhau như Hoàng liên gai, Mao lương hoa vàng, Chi hoàng liên, nho Oregon, Chi hoàng bá và cây nghệ.

Berberine có tính chất kháng khuẩn, chống viêm và nâng cao khả năng miễn dịch cũng như hiệu quả trong việc chống lại một loạt các vi khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm. Berberine có thể được dùng để bôi trên vết cắt và vết thương và phổ biến nhất là điều trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cũng như nền y học cổ truyền hàng thế kỷ cho thấy những lợi ích của berberine còn vượt xa đặc tính kháng khuẩn của nó.

Tác dụng của berberin với bệnh tiểu đường

Qua nghiên cứu cho thấy, 500 mg hợp chất berberine dùng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 tháng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và chuyển hóa lipid hiệu quả tương đương metformin.

Berberine có thể giúp giảm cân

Người bị béo phì khi dùng 500 mg berberine 3 lần mỗi ngày trong suốt 12 tuần có thể giảm được trung bình 2,2 kg, đồng thời berberine cũng giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu.

Berberine có khả năng ức chế việc tích tụ chất béo và cải thiện chức năng của các hormone như insulin, leptin, adiponectin nên rất có hữu ích trong việc giảm mỡ nội tạng và kiểm soát béo từng vùng.

Berberine cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động chất béo nâu, rất có ích cho việc giảm cân. Mỡ nâu là một loại mỡ đặc biệt, thay vì tích trữ trong cơ thể, mỡ nâu đốt cháy chất béo để tạo ra nhiệt, có màu nâu vì có chứa các ty lạp thể giúp giải phóng năng lượng từ thức ăn.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bên cạnh những lợi ích như chữa trị bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng, berberine cũng rất có ích cho sức khỏe tim mạch. Hợp chất này có thể kiểm soát mức đường trong máu và béo phì trong mức độ cho phép, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Berberine cũng có tác động tích cực lên triglyceride (chất béo trung tính) và cholesterol máu, đồng thời được chứng minh có thể giảm đến 15% apolipoprotein B (một nhân tố mang nguy cơ gây ra bệnh tim mạch).

Bên cạch đó, berberine giúp kích thích sản xuất nitric oxide (NO), một phân tử tín hiệu làm giãn các động mạch, tăng lưu lượng máu, hạ huyết áp và chống xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, berberin cũng được biết đến với khả năng làm giãn các mạch máu. Một nghiên cứu cho thấy, những người dùng berberine trong 8 tuần đã cải thiện chức năng và tăng khả năng làm việc của tim hơn so với người dùng các loại giả dược.

Chất kháng khuẩn tự nhiên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra berberine có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, giun sán và chlamydia bằng cách ức chế khả năng của các vi khuẩn bám vào tế bào người, berbrine có thể giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là ở cổ họng, ruột và đường tiết niệu. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, bạn có thể bổ sung berberine để giúp thải độc trong hệ thống tiêu hóa.

Giảm cholesterol

Berberine có thể giúp hạ cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao. Dùng 500 mg 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng sẽ giúp làm giảm LDL cholesterol và triglyceride trong cơ thể người có mức cholesterol cao.

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần và trí não

Berberine giúp ngăn chặn quá trình ô-xy hóa làm tổn hại phân tử sinh học trong não, gây ức chế enzyme và giảm peptide (chuỗi dài các axit amin) ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ, hạn chế chất béo gây trở ngại lưu thông máu trong não. Bên cạnh đó, berberine cũng có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer.

Những lợi ích khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy, berberine có thể cải thiện mật độ xương và duy trì sụn, chống lại các tổn thương não cấp tính, giảm viêm và làm giảm sự lan rộng các tế bào ung thư.

Tóm lại, berberine chắc chắn nên được ưu tiên trong danh sách thuốc nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng đường ruột hoặc đơn giản là bạn muốn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì để cơ thể khỏe mạnh trước khi có thai? (Phần 2)

(74)
Sau những chia sẻ ở phần 1 về chế độ tập luyện và các thói quen nên bỏ để chuẩn bị sức khoẻ tốt khi mang thai, Chúng tôi tiếp tục chia sẻ cho bạn các ... [xem thêm]

4 bước đẩy lùi các cơn đau thắt lưng

(21)
Các cơn đau thắt lưng là những cơn đau co giật hoặc chuột rút gây đau nhức ở lưng. Cơn đau xuất hiện có thể là do việc hoạt động các cơ ở lưng quá ... [xem thêm]

Đau xương cụt: Làm thế nào để giảm đau?

(24)
Hiện nay, không nhiều người chú ý đến chứng đau xương cụt. Tuy nhiên, tình trạng này có thể biến thành mạn tính và cản trở các hoạt động hàng ngày. ... [xem thêm]

Cơn đau mãn tính và cách điều trị

(72)
Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều ... [xem thêm]

Làm sáng tỏ sự thật về lợi ích của glucosamine

(45)
Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy ở lớp dịch bao quanh các khớp trong cơ thể. Glucosamine có thể giúp bạn làm giảm những cơn đau do viêm khớp, ... [xem thêm]

Giúp trẻ chậm phát triển, tự kỷ hòa nhập xã hội là niềm hạnh phúc của tôi

(23)
Là dược sĩ đại học được đào tạo 5 năm trên giảng đường, tôi ước mơ khi ra trường sẽ làm tại khoa dược của một bệnh viện lớn hay một công ty ... [xem thêm]

Lựa chọn phương pháp điều trị HIV phù hợp với bạn

(59)
Có nhiều phác đồ điều trị HIV được khuyến cáo, tuy nhiên để lựa chọn phác đồ tối ưu cho từng cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi lựa chọn ... [xem thêm]

10 tác hại của việc xem tivi đối với trẻ em

(43)
Ngày nay, nhiều bố mẹ bận rộn nên sẵn sàng cho con xem tivi để tránh bị làm phiền. Giờ đây, bố mẹ hãy suy nghĩ lại khi biết tác hại của xem tivi với trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN