Kiến thức về HIV mà thanh thiếu niên cần biết

(3.53) - 65 đánh giá

HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.

Nếu bạn đang sống chung với người thân trong gia đình hoặc bạn bè nhiễm HIV, bạn cần phải biết những cách phòng chống HIV để bảo vệ bản thân bạn cũng như những người xung quanh.

Hiểu rõ cách thức lây nhiễm HIV

Trước hết, bạn phải biết rõ cách virus HIV lây lan. Có rất nhiều thông tin sai lầm về con đường lây nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết rõ những thông tin nào là đúng hoặc sai để bảo vệ chính mình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1,5 triệu người chết do các biến chứng liên quan đến HIV trong năm 2013.

Mức độ lây lan và mắc phải virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Căn bệnh này vẫn còn là một vấn đề y tế nổi bật trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong và lây nhiễm cao cho thấy việc nâng cao nhận thức về bệnh cho mọi người để ngăn chặn sự lây lan của virus là vô cùng cần thiết và quan trọng.

HIV chỉ lây truyền qua dịch cơ thể, chẳng hạn như: máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ.

HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như trên bề mặt), và nó không thể sinh sôi nảy nở bên ngoài cơ chúng ta. Ngoài ra, HIV không lây qua các đường như:

  • Muỗi, bọ ve hay côn trùng khác cắn
  • Nước bọt, nước mắt, mồ hôi mà không lẫn với máu của người nhiễm HIV dương tính
  • Ôm, bắt tay, dùng chung nhà vệ sinh, ăn chung các món ăn, hoặc hôn xã giao
  • Các hoạt động tình dục không liên quan đến việc trao đổi chất dịch cơ thể (ví dụ: sờ, chạm)

Khi tải lượng virus của một người nhiễm HIV dương tính giảm đi thì khả năng lây bệnh cũng sẽ giảm xuống. Những người có HIV nhưng họ đang sử dụng liệu pháp kháng virus, ví dụ: thuốc kháng HIV, và có tải lượng virus rất thấp hoặc không thể phát hiện, ít có khả năng lây nhiễm HIV hơn những người có HIV và có tải lượng virus cao.

Tuy nhiên, một người bị nhiễm HIV có thể vẫn có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình ngay cả khi họ có tải lượng virus không thể phát hiện, bởi vì:

  • HIV vẫn có thể được tìm thấy trong dịch sinh dục (tinh dịch, dịch âm đạo). Các xét nghiệm tải lượng virus chỉ đo virus trong máu.
  • Tải lượng virus của một người có thể tăng lên giữa các lần xét nghiệm. Khi điều này xảy ra, họ có thể có nhiều khả năng lây truyền HIV cho bạn tình.
  • Các xét nghiệm HIV. Nếu có phản ứng dương tính với HIV, các túi máu này sẽ bị loại bỏ. Mặc dù có rất nhiều biện pháp an toàn nhưng cũng có nguy cơ nhỏ máu nhiễm HIV vẫn có thể được sử dụng trong truyền máu.

    Dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, khả năng lây bệnh thấp hơn so với truyền máu. CDC ước tính rằng có 63 ca mắc bệnh trong số tất cả 10.000 ca phơi nhiễm với HIV do dùng chung kim tiêm.

    Bạn có thể bị lây nhiễm HIV qua vết cắn, khạc nhổ hoặc dính chất dịch cơ thể (bao gồm cả tinh dịch hoặc nước bọt), nhưng chúng có nguy cơ “không đáng kể”.

    Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục

    Bạn có thể có nguy cơ cao lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV.

    Hoạt động tình dục qua đường hậu môn và đường âm đạo đều có thể lây truyền HIV, đặc biệt là khi quan hệ không sử dụng bao cao su.

    Tất cả các hình thức quan hệ bằng miệng được coi là có “nguy cơ thấp”. Tuy nhiên, HIV vẫn có thể truyền qua quan hệ bằng miệng, đặc biệt là khi có xuất tinh trong miệng.

    Truyền từ mẹ sang con

    Ngoài máu và dịch tiết từ đường sinh dục, HIV còn nguy cơ lây nhiễm HIV 100% được vì bao có thể bị thủng hoặc bạn sử dụng sai cách.

    Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai bạn ngăn ngừa các rủi ro nhiễm HIV. Bạn có thể dùng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV, nhưng đắt tiền và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn.

    Cách phòng tránh HIV: Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm

    Bơm kim tiêm có thể dễ dàng mang HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng các loại thuốc tiêm mà không do các cơ sở y tế cung cấp với dụng cụ đã được tiệt trùng đầy đủ.

    Phòng chống HIV: Tránh chạm vào máu của người khác và chất dịch cơ thể khác

    Bạn không bao giờ biết chắc được một ai đó có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Những chất dịch cơ thể đó bao gồm:

    • Tinh dịch;
    • Dịch âm đạo;
    • Niêm mạc trực tràng;
    • Sữa mẹ;
    • Dịch ối, dịch não tủy và chất hoạt dịch trong khớp gối.

    Điều trị HIV khi bạn mang thai

    Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có HIV không. Xét nghiệm này là một phần bắt buộc trong giai đoạn sàng lọc trước khi sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị trong thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho em bé.

    Chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống khỏe, sống có ích. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(18)
Bạn mong muốn có con, nhưng vợ chồng cưới nhau đã vài năm mà vẫn chưa có tín hiệu gì? Có thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của hai bạn ... [xem thêm]

8 cách chạm đến điểm G ở cơ thể phụ nữ

(25)
Việc tường tận điểm nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ sẽ khiến chuyện ấy của các cặp đôi thêm phần thú vị và thăng hoa đấy. Chuyện chăn gối ... [xem thêm]

Ăn gì để ngăn ngừa bệnh cảm cúm?

(37)
Vào mùa dịch cúm, bạn biết rằng đã đến lúc phải tìm cách ngăn cho mình không bị nhiễm cúm. Giữ vệ sinh tốt, tiêm phòng, nghỉ ngơi và thư giãn có thể ... [xem thêm]

Vì sao da dương vật bị khô?

(10)
Da dương vật bị khô khiến bạn lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến chuyện ấy, nhưng thường thì đây không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm ... [xem thêm]

Ép trẻ ăn: Thói quen tưởng vô hại nhưng không phải

(99)
Đã bao giờ bạn ép con cái mình ăn thêm cháo, cơm hay thực phẩm khác? Bạn có nghĩ việc này vô hại? Bạn nên đọc những tác hại dưới đây để quyết định ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

(55)
Tuy bệnh lupus ban đỏ không thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhưng việc hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này và biết ... [xem thêm]

4 bài tập giúp nàng cải thiện đời sống tình dục

(32)
Nếu bạn đang giữ trong mình những phiền muộn về đời sống tình dục, chẳng hạn như chuyện yêu không gây khoái cảm, thời gian quan hệ quá ngắn, Chúng tôi ... [xem thêm]

Đừng niềng răng tại nhà nếu bạn không muốn… gặp nha sĩ

(43)
Nếu bạn đang nung nấu ý định niềng răng tại nhà để tiết kiệm chi phí, rất có thể bạn sẽ tốn kém hơn nhiều lần khi phải gặp nha sĩ để giải quyết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN