Không thể chần chừ khi trẻ bị hôn mê

(3.66) - 49 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chấn thương đầu nghiêm trọng là tình trạng gì?

Chấn thương sọ não xảy ra khi một lực bên ngoài gây ra rối loạn chức năng não.

Chấn thương sọ não thường do một cú va đập mạnh hoặc tác động vào đầu hay cơ thể gây ra. Một vật thể thâm nhập vào hộp sọ, chẳng hạn như viên đạn hoặc mảnh vỡ xương sọ, cũng có thể gây chấn thương não.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Chấn thương đầu nghiêm trọng mức độ trung bình đến nặng có thể bao gồm dấu hiệu chấn thương nhẹ, kèm theo các triệu chứng dưới đây trong vài tiếng cho đến vài ngày ngay sau khi chấn thương:

Triệu chứng vật lý bao gồm:

  • Bất tỉnh từ vài phút đến vài giờ;
  • Nhức đầu dai dẳng hoặc đau đầu nghiêm trọng;
  • Nôn hoặc buồn nôn dai đẳng;
  • Co giật;
  • Giãn đồng tử ở một hoặc cả hai mắt;
  • Có dịch chảy ra từ mũi hoặc tai;
  • Không đánh thức được khỏi giấc ngủ;
  • Ngón tay và ngón chân yếu hoặc tê;
  • Mất khả năng phối hợp.

Những triệu chứng về nhận thức hoặc tinh thần bao gồm:

  • Lú lẫn nghiêm trọng;
  • Kích động, hưng phấn và các hành vi bất thường khác;
  • Nói lắp;
  • Hôn mê và các tình trạng rối loạn về ý thức khác.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chấn thương não có thể thiếu kỹ năng giao tiếp, đó là dấu hiệu của tình trạng đau đầu, các vấn đề về cảm giác, sự nhầm lẫn và các triệu chứng tương tự. Ở một đứa trẻ bị chấn thương sọ não, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu:

  • Thay đổi trong thói quen ăn uống;
  • Khóc liên tục và không thể dỗ được;
  • Dễ trở nên khó chịu;
  • Thay đổi trong khả năng tập trung;
  • Thay đổi trong thói quen ngủ;
  • Tâm trạng hụt hẫng hoặc buồn rầu;
  • Không quan tâm đến đồ chơi hoặc tham gia hoạt động giải trí.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn bị một cú đánh vào đầu hoặc cơ thể mà bạn cho rằng hoặc là nguyên nhân gây ra sự thay đổi hành vi. Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Những trường hợp phổ biến gây chấn thương sọ não, chấn thương đầu đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:

  • Ngã. Rơi ra khỏi giường, trượt trong bồn tắm, sảy chân ở bậc thang, cầu thang là nguyên nhân thường gặp nhất gây chấn thương sọ não, đặc biệt là ở người già hoặc trẻ em;
  • Va chạm khi tham gia giao thông. Va chạm khi tham gia giao thông bằng xe hơi, xe máy, xe đạp, đi bộ là nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương sọ não;
  • Bạo lực. Khoảng 20% các trường hợp mắc phải tình trạng chấn thương sọ não là do bạo lực, chẳng hạn như vết đạn, bạo lực trong gia đình hoặc bạo hành trẻ em. Việc lắc mạnh trẻ sơ sinh khi bế cũng có thể gây tổn thương các tế bào não;
  • Vụ nổ. Vụ nổ là nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương sọ não trong quân đội. Nhà khoa học tin rằng cơn áp lực từ vụ nổ có thể tác động đến não bộ và làm gián đoạn chức năng của não;
  • Chấn thương do chơi thể thao. Một số môn thể thao như bóng đá, đấm bốc, bóng đá, bóng chày, bóng vợt, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao khác, đặc biệt là trong giới trẻ, cũng có thể gây chấn thương sọ não nếu không cẩn thận.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, chấn thương đầu nghiêm trọng là một yếu tố gây ra 1/3 các trường hợp tử vong do thương tích. Thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 19 tuổi, người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên và nam giới trên tất cả các nhóm tuổi có nhiều khả năng bị chấn thương đầu. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Những người có nguy cơ bị chấn thương não bao gồm:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cho đến 4 tuổi;
  • Thanh niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 15 và 24;
  • Người lớn tuổi từ 75 tuổi trở lên.

Trong năm 2008, các hoạt động sau đây cơ nguy cơ cao gây ra chấn thương đầu cho tất cả các lứa tuổi:

  • Đạp xe;
  • Bóng đá;
  • Bóng rổ;
  • Bóng chày và bóng mềm;
  • Điều khiển các phương tiện giải trí như xe đụng, xe đạp mini.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Bởi vì chấn thương não thường là những trường hợp khẩn cấp và vì hậu quả có thể xấu đi nhanh chóng nếu không được điều trị, do đó các bác sĩ cần phải đánh giá tình hình nhanh chóng.

Phương pháp đánh giá mức độ hôn mê (GCS) thường được sử dụng để đánh giá tình trạng chấn thương đầu. Đây là một thang đo từ 3-15 xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu, dựa trên các triệu chứng và mức độ tổn thương của bộ não (với 3 là nghiêm trọng nhất và 15 là ít nghiêm trọng nhất).

Nếu bạn thấy ai đó bị thương hoặc đến ngay lập tức sau khi bị thương, bạn có thể cung cấp cho nhân viên y tế với những thông tin hữu ích trong việc đánh giá tình trạng của người bị thương.

Câu trả lời cho những câu hỏi sau đây có thể có ích trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương:

Một số xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để giúp chẩn đoán chấn thương đầu nghiêm trọng bao gồm:

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Cấp cứu y khoa đối với những chấn thương não từ mức độ vừa đến nặng tập trung vào việc đảm bảo người đó có đủ oxy và cung cấp máu, duy trì huyết áp và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương thêm nào cho phần đầu hoặc cổ.

Những người bị thương tích nghiêm trọng cũng có thể có những chấn thương khác cần phải giải quyết. Phương pháp điều trị bổ sung trong phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sẽ tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại thứ phát do viêm nhiễm, chảy máu, giảm cung cấp oxy cho não.

Các loại thuốc để hạn chế tổn hại thứ cấp đến não ngay sau chấn thương có thể bao gồm:

Phẫu thuật khẩn cấp có thể là cần thiết để giảm thiểu tổn hại thêm cho các mô não. Phẫu thuật có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề sau đây:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương đầu nghiêm trọng?

Nếu bạn đã bị chấn thương não nghiêm trọng thì cần tiến hành trị liệu để phục hồi chức năng đầy đủ của não. Phương pháp trị liệu sẽ phụ thuộc vào chức năng nào bạn đã bị mất do kết quả của chấn thương. Những người đã bị chấn thương não thường sẽ cần hỗ trợ lấy lại khả năng di chuyển và nói.

Bạn hãy thực hiện theo các lời khuyên sau để giảm nguy cơ chấn thương não:

Phòng tránh thương tích/chấn thương đầu ở trẻ em

Những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ em tránh bị chấn thương đầu:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Có thể bạn không biết mình đã mắc virus herpes simplex

(90)
Nhiễm virus herpes simplex, thường được biết là herpes, có thể do type I hoặc type II. Type I lây nhiễm chính qua tiếp xúc miệng – miệng gây triệu chứng trong hay ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

(88)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD) là bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng, suy nghĩ và hành vi không ổn định. Tình ... [xem thêm]

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho sắc vóc đẹp miễn chê

(52)
Bạn đang muốn cải thiện thân hình cò hương, thiếu sức sống của mình? Câu hỏi quan trọng là làm sao để tăng cân mà vẫn giữ được cơ thể gọn gàng, săn ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

Khi nào bạn nên nói Không với trẻ?

(80)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

Những cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai

(15)
Các mẹ bầu có biết luyện tập thể dục thể thao cũng là một cách hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa táo bón khi mang thai? Táo bón là một triệu chứng bạn ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa thoái hóa khớp

(44)
Thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp) từng được coi là dấu hiệu của sự lão hóa, đây là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Các ... [xem thêm]

Làm thế nào khi trẻ nói dối hoặc trộm cắp?

(16)
Con nói dối và ăn cắp là những vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, khi trẻ nói dối và ăn cắp, bạn không nên quá tức giận mà hãy bình tĩnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN