Điều trị cơn đau do ung thư

(4.4) - 14 đánh giá

Vào một số thời điểm nhất định trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể sẽ trải qua một vài cơn đau. Nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể làm giảm nó hoặc, trong một số trường hợp, ngăn chặn nó.

Bác sĩ và y tá thường xuyên kê thuốc giảm đau, nhưng một số trường hợp đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Khi đó, đội ngũ điều trị đau có thể tham gia. Các bệnh viện điều trị ung thư có thể sẽ có chuyên khoa này.

Một đội ngũ điều trị đau là gì?

Đội ngũ điều trị đau là một nhóm các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo chuyên sâu về điều trị đau. Tùy thuộc vào trung tâm y tế, một đội ngũ điều trị đau có thể bao gồm bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học, nhà trị liệu vật lý, nhà trị liệu nghề nghiệp và chuyên gia về đời sống trẻ em.

Tại sao cơn đau lại xảy ra?

Đau có nhiều nguyên nhân, và có nhiều cách khác nhau để điều trị. Do đó, đội ngũ y tế làm việc với bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau, cường độ của cơn đau và ảnh hưởng của nó đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bệnh nhân. Sau đó, nhóm làm việc với bệnh nhân và gia đình để thiết kế một kế hoạch điều trị.

Đau có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Cơn đau cấp tính xuất hiện nhanh chóng và cảnh báo cơ thể rằng một cái gì đó cụ thể đã xảy ra cần được chú ý. Nói chung, đau cấp tính được phân loại là liên quan đến mô hoặc liên quan đến thần kinh. Đau liên quan đến mô, còn được gọi là đau về đêm hoặc đau nội tạng, là do tổn thương các mô, cơ quan hoặc xương. Cảm giác giống như đau nhức, đâm chích hoặc đau nhói. Nó có thể từng cơn hoặc âm ỉ liên tục. Đau thần kinh là cơn đau xảy ra do tổn thương thần kinh. Một số loại thuốc hóa trị, đặc biệt là vincristine, có thể gây ra loại đau này, thường được mô tả là đau bùng nổ hoặc đau nóng bỏng hoặc ngứa ran. Nó có thể tự biến mất nhưng thường là mạn tính.Đau mạn tính thường được định nghĩa là cơn đau kéo dài hơn 12 tuần.

Chẩn đoán cơn đau như thế nào?

Các nguyên nhân và cơ chế của cơn đau có thể phức tạp và liên kết với nhau. Khi đội ngũ y tế tìm hiểu nguyên nhân gây đau, họ sẽ xem xét nó dưới mô hình sinh lý- tâm lý- xã hội: Yếu tố sinh học – Bản thân ung thư hoặc tác dụng phụ của điều trị. Yếu tố tâm lý – Trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, giận dữ, lo âu hoặc quá tập trung vào nỗi đau. Yếu tố xã hội – Căng thẳng gia đình, thiếu sự hỗ trợ, tách rời khỏi sở thích và các hoạt động yêu thích và thay đổi quan hệ bạn bè. Đội ngũ y tế cũng sẽ xem xét cường độ đau và mức độ đau ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bệnh nhân. Cường độ của cơn đau được đánh giá theo thang điểm 0-10. Các bác sĩ sẽ thực hiện các test đánh giá chức năng để xác định mức độ đau ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như thế nào.

Làm thế nào để điều trị đau?

Điều trị có thể bao gồm:·

  • Thuốc.
  • Phương pháp không dùng thuốc.

Điều quan trọng là bệnh nhân và gia đình phải báo cho đội ngũ y tế thời điểm bệnh nhân có cơn đau, để dựa vào đó thiết lập kế hoạch điều trị đau. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ kế hoạch điều trị đau nào là sự thoải mái, chức năng và chất lượng cuộc sống tổng thể của bệnh nhân. Sử dụng các kỹ thuật phù hợp, cha mẹ có thể giúp con cái của họ đối phó với nỗi đau. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tìm cách tự chăm sóc bản thân, vì chứng kiến ​​nỗi đau của con có thể khiến họ bị căng thẳng. Thành viên của nhóm điều trị đau có thể hỗ trợ họ các kỹ năng đối phó với nỗi căng thẳng đó.

Tài liệu tham khảo:

Pain Management

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thỵ Phương Anh - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U sợi thần kinh týp 2

(30)
U sợi thần kinh týp 2 là gì? U sợi thần kinh týp 2 (NF2) là một bệnh lý di truyền liên quan nhiều nhất đến những khối u bao sợi thần kinh tiền đình hai bên ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

Điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy

(49)
Người dịch: Phạm Thị Huyền Chang, Bùi Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thư Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Thông qua bài viết ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 7 – Tìm kiếm sự giúp đỡ

(48)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012. Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Phương pháp điều trị

(10)
Bài viết này giới thiệu về các phương pháp khác nhau được bác sĩ sử dụng để điều trị cho trẻ mắc bệnh u lympho không Hodgkin (NHL). Sử dụng menu để xem ... [xem thêm]

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

Loét miệng họng trong ung thư trẻ em

(13)
Loét miệng họng là một tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư ở trẻ em. Bác sĩ thường gọi tình trạng này là viêm niêm mạc miệng. Viêm niêm mạc ... [xem thêm]

Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua bệnh ung thư: Cảm xúc

(48)
Cảm xúc Việc trải qua một chuỗi những cảm xúc liên quan đến chẩn đoán và điều trị ung thư trong suốt quãng đời còn lại là chuyện phổ biến ở các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN