Khi nào bạn có thể tập thể dục sau sinh mổ?

(3.91) - 49 đánh giá

Sinh mổ là phương pháp được thực hiện khi mẹ bầu không thể sinh theo ngả âm đạo. Thời gian phục hồi sau sinh mổ lâu hơn. Bạn có thể xuất viện sau 2-4 ngày sau ca phẫu thuật nhưng cần vài tuần nghỉ ngơi để phục hồi hoàn toàn. Bài viết này chia sẻ cùng bạn những bí quyết để ủng hộ việc bạn muốn hoạt động lại sớm hơn.

Yếu tố nào ảnh hưởng khả năng phục hồi của mẹ sinh mổ?

Khả năng phục hồi sau sinh mổ tùy theo cơ địa của từng mẹ. Một vài mẹ thường xuyên bị mất máu, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh đường ruột hoặc cục máu đông sau phẫu thuật. Trong vài trường hợp, thai phụ sinh mỗ còn bị nhiễm trùng bàng quang và tử cung nên phải điều trị bằng thuốc kháng sinh dẫn đến việc phục hồi chậm.

Lời khuyên về việc sớm tập thể dục sau sinh mổ

Sau khi sinh, bạn có thể thử đi bộ vì điều này giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi. Bạn không phải đi bộ suốt một khoảng thời gian nhất định như 30 phút hay 1 giờ mà chỉ cần đi bộ chậm rãi vòng quanh giường bệnh đến phòng tắm, lên xuống hành lang bệnh viện. Bạn cũng có thể nâng cao mức luyện tập mỗi ngày và nhớ giữ tốc độ chậm rãi.

Bắt đầu tập luyện trở lại

Nhìn chung, bạn có thể hoàn toàn khỏe mạnh vào 6 tuần sau sinh. Tuy thế, bạn vẫn có thể thấy khó khăn khi luyện tập, khó uốn dẻo, nâng tạ hoặc leo cầu thang. Đừng lo lắng vì bạn không cần làm những bài luyện tập đó cho tới khi cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, bạn nhớ xem chừng bất kì triệu chứng bất thường như đau, chảy máu hoặc sốt vì đó có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau sinh mổ.

Bạn có thể bắt đầu tập luyện các bài tập cho cơ sàn chậu vì quá trình mang thai tạo nên rất nhiều áp lực lên khu vực này. Mỗi khi bế con lên, bạn nên thắt chặt các cơ sàn chậu và cơ bụng dưới cùng một lúc. Điều này sẽ giúp bảo vệ lưng và bạn cũng không bị són tiểu.

Một khi đã thoải mái với các bài tập cơ sàn chậu, bạn có thể bắt đầu tập luyện cho phần bụng dưới.

Bạn có thể thử bài tập đơn giản dưới đây trong 10 nhịp, bắt đầu bằng 2 lần/ngày rồi tăng dần lên 3 lần/ngày. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy bắt đầu với 5 nhịp và 2 lần mỗi ngày:

  • Nằm ngửa và co chân;
  • Ép chặt cơ sàn chậu trong khi bạn thở ra;
  • Giật phần rốn lên và xuống tại cùng một thời điểm.
  • Cố gắng hít thở đều trong khi vẫn giữ nguyên tư thế hóp bụng trong 10 giây.

Làm thế nào để đẩy nhanh sự phục hồi?

Bạn có thể đề ra những kế hoạch nâng cao khả năng phục hồi sau phẫu thuật để có thể trở lại với những hoạt động thường ngày một cách nhanh chóng.

Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể, uống nhiều nước và cẩn thận nâng đỡ vùng bụng có vết mổ khi bạn thực hiện những hoạt động thường ngày như thức dậy, đi bộ, hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng gối mềm để đỡ cơ thể bé khi bạn cho bé bú. Ngoài ra, bạn hãy nhớ uống thuốc đúng hướng dẫn, đừng cố nâng vật nặng và không nên quan hệ tình dục đến khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Một vài mẹ sẽ cảm thấy có môt khoang trống trong lớp cơ bụng sau khi sinh, hiện tượng này tạm dịch là “tách cơ thẳng bụng”. Mẹ sinh mổ cần 4-8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Nếu cảm thấy khó chịu vì cứ phải nằm yên, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những bài tập nhẹ nhàng nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết:

  • Sản dịch sau sinh mổ. Đừng coi thường!
  • Mất bao lâu để bạn không còn đau sau ca sinh mổ?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 loại tinh dầu tốt nhất trong liệu pháp mùi hương

(77)
Không còn ngủ yên trong những spa hạng sang hay những vùng đất thổ dân, các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Trước ... [xem thêm]

9 món ăn nhẹ trước khi sinh mẹ bầu cần mang theo khi đi bệnh viện

(34)
Chuyển dạ sinh con là một quá trình gian nan và vất vả. Để vượt qua hành trình này, bạn cần phải có năng lượng, sức khỏe tốt. Do đó, bạn cần nạp một ... [xem thêm]

Giang mai thần kinh

(64)
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, bao gồm cả việc tấn công vào hệ thần kinh.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì nếu bé kén ăn?

(92)
Từ lâu, biếng ăn đã là một trong những tình trạng phổ biến đối với trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, tìm giải pháp cho trẻ biếng ăn là điều rất ... [xem thêm]

13 tuần

(85)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần đầu tiên của tháng 3, bé có thể có khả năng:Bé có thể nhận ra bạn khi mới chỉ được vài ngày ... [xem thêm]

4 nguyên nhân gây bệnh phụ khoa thường gặp

(40)
Có nhiều lí do khiến âm đạo của bạn thay đổi, dẫn đến bệnh phụ khoa. Đó có thể là sự sụt giảm estrogen hay có thể do các chất kích thích. Bạn sẽ ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về tiêu chuẩn ghép gan?

(82)
Ghép gan đã và đang trở nên khá phổ biến trong một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ghép gan mới có thể ... [xem thêm]

Không có phôi thai (trứng trống) và những điều bạn cần biết

(87)
Trứng trống là một dạng sẩy thai sớm, khi trứng được thụ tinh nhưng không không có phôi thai.Bạn không nên quá bất ngờ hay đau buồn mà cần tìm hiểu nguyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN