Khám phá thị giác của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

(4.41) - 37 đánh giá

Khi bé ngày càng tương tác nhiều với môi trường xung quanh, bạn sẽ nhận thấy khả năng thị giác của bé cũng sẽ tăng và phát triển theo. Bé sẽ nhìn được nhiều thứ hơn so với thời điểm vài tháng trước đây mà không bị lé mắt và cũng có thể phân biệt được nhiều màu sắc hơn.

Bé sẽ sử dụng đôi mắt của mình để xác định đối tượng nhìn và cố gắng tìm ra đối tượng đó là gì và cách thức hoạt động của nó. Thị giác cũng hỗ trợ bé nhận biết người quen và người lạ.

Những cột mốc phát triển thị giác

Vào khoảng 6 – 12 tháng tuổi, bé có thể:

  • Nhìn khá tốt và thậm chí có thể tập trung nhìn vào các đối tượng chuyển động nhanh.
  • Vận động cùng lúc với việc nhìn.
  • Định vị một món đồ chơi trong phòng, tập trung nhìn, bò đến vị trí của món đồ chơi, nhặt nó lên và sau đó đặt món đồ chơi về chỗ cũ.

Bé có thể có khả năng:

  • Thích thú khi nhìn vào những cuốn sách ảnh giống nhau lặp đi lặp lại nhiều lần và tập trung vào những hình ảnh nhất định nào đó.
  • Yêu thích những món đồ chơi có thể tháo ra lắp vào.
  • Dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào món đồ mình thích và cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào hay tại sao chúng lại có thể hoạt động.
  • Nhận ra mọi người đứng ngoài phòng.

Bạn nên làm gì để giúp bé phát triển thị giác?

Hãy đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra mắt theo đúng lịch khám thường xuyên. Các bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc, liên kết của mắt, khả năng di chuyển chính xác ở mắt và tìm những dấu hiệu của bệnh về mắt bẩm sinh hoặc các vấn đề khác ở bé. Cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc người bạn đời có tiền sử bị các vấn đề nghiêm trọng về mắt – đặc biệt là các bệnh xuất hiện trong thời thơ ấu.

Hãy dẫn bé đi xem những địa điểm mới lạ. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những cảnh tượng xung quanh và gọi chúng bằng tên. Bằng cách này, bạn có thể tăng cường sự tập trung và chú ý của bé với thế giới xung quanh.

Trẻ ở tuổi này thích các cuốn sách thiết kế phức tạp hơn và đã có thể phân biệt được màu sắc. Hãy thử cho bé tập đọc sách có những cuốn sách có hình ảnh lớn, màu sắc rực rỡ để bé quan sát. Bạn cũng có thể kích thích thị giác của bé bằng những chuyến đi: bạn có thể cho bé đi bộ trong khu phố, đi đến siêu thị hoặc dẫn bé đi sở thú. Tất cả những điều này sẽ cho bé một cơ hội tuyệt vời để quan sát những điều mới.

Những điều bạn cần lưu ý

Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy các vấn đề này ở bé:

  • Hai mắt đảo vào trong, ra ngoài hoặc không di chuyển cùng hướng.
  • Không thể nhìn hoặc nhận ra các vật hoặc người ở xa.
  • Khóc dai dẳng, mắt chảy nhiều dịch, tạo thành gỉ mắt hay bị đỏ mắt.
  • Nheo mắt thường xuyên hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt rũ xuống.
  • Ngứa hoặc gãi mắt nhiều.

Bạn có thể quan tâm:

Khám phá thính giác ở trẻ từ 6 – 1 2 tháng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tụt huyết áp ăn gì cho lên? 7 loại thực phẩm phục hồi huyết áp nhanh chóng

(50)
Tụt huyết áp ăn gì cho lên? Những món ăn cho người tụt huyết áp khá phổ biến, thậm chí luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn.Tụt huyết áp là một trong ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

(38)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

Làm sao để không lây nhiễm HIV cho người mình yêu thương?

(96)
Đối với người nhiễm HIV, có lẽ điều mà họ quan tâm nhất chính là làm thế nào để không lây nhiễm HIV cho người mình yêu thương?Nếu bạn đã kết hôn, ... [xem thêm]

Bạn có biết những lợi ích, rủi ro từ việc cho trẻ ăn sữa chua?

(83)
Nhiều gia đình ở Việt Nam có thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày. Hiện nay, sữa chua được bán ở khắp mọi nơi với những mùi vị khác nhau. Việc ăn sữa ... [xem thêm]

Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)

(53)
Khi bạn bị viêm hay nhiễm trùng amidan, bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan cho bạn. Hiện đây vẫn là cách điều trị được nhiều người tin tưởng, song các bác ... [xem thêm]

Điều trị loét: dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên?

(65)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

Mách bạn cách phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

(62)
Thủy đậu là một bệnh có tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Bệnh do cơ thể bị nhiễm virus varicella-zoster (VZV) gây ra các vết phồng rộp như ban đỏ, ngứa, mệt ... [xem thêm]

7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp

(29)
Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó nằm giữa cột sống cổ và thắt lưng, bao gồm 12 xương đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống lưng đóng vai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN