Khả năng cho con bú có bị ảnh hưởng sau phẫu thuật vú không?

(3.93) - 41 đánh giá

Nhiều người nghĩ rằng khả năng cho con bú của phụ nữ có thể bị mất hoàn toàn sau khi tiến hành phẫu thuật vú. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà khả năng này của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng hoặc không.

Trong bài viết này, mời các bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu về những ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật vú lên khả năng cho con bú sau này của phụ nữ nhé!

Khả năng cho con bú của phụ nữ có bị ảnh hưởng sau phẫu thuật vú hay không?

Không phải tất cả các ca phẫu thuật vú đều ảnh hưởng đến khả năng cho con bú về sau của phụ nữ. Bạn vẫn có thể cho con bú ngay cả khi đã từng tiến hành phẫu thuật bầu vú, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc nhiều vào loại hình phẫu thuật mà bạn thực hiện.

Để có thể cho con bú thì rất nhiều bộ phận của người mẹ như hệ thống sản xuất sữa, tuyến dẫn sữa, quầng vú và núm vú phải hoạt động đồng bộ cùng nhau. Do đó, để có thể cho con bú một cách an toàn sau phẫu thuật vú, tất cả các bộ phận này của mẹ phải hoạt động đúng cách.

Ảnh hưởng của các hình thức phẫu thuật vú khác nhau đối với việc cho con bú

Cho con bú sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vú hoặc bất kỳ hình thức phẫu thuật nào liên quan đến bộ phận này cũng có thể là thách thức đối với những người mới lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ca phẫu thuật vú đều gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú sau này của phụ nữ. Nếu ca phẫu thuật không can thiệp vào phần núm vú, quầng vú hoặc các ống dẫn sữa thì bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú.

Trong hầu hết các trường hợp, khả năng cho con bú của phụ nữ không bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bạn có thể được yêu cầu sử dụng thuốc hoặc các chất có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như số lượng sữa của mẹ. Vì vậy, bạn sẽ cần cho bé bổ sung thêm sữa ngoài để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

1. Cho con bú sau phẫu thuật nâng ngực

Dù mục đích của việc nâng ngực là gì, cải thiện kích thước vòng 1 hoặc trả lại cho bầu ngực hình dạng vốn có, thì các loại hình phẫu thuật nâng ngực đều sử dụng biện pháp cấy ghép túi nâng vào các vị trí khác nhau ở bầu ngực.

Việc sử dụng túi nâng ngực không có tác động đến khả năng tiết sữa cũng như quá trình cho con bú nếu các loại hình phẫu thuật này không gây ảnh hưởng đến các mô vú hoặc quầng vú. Tuy nhiên, lượng sữa tiết ra thường ít hơn nếu bạn phẫu thuật nâng ngực để cải thiện tình trạng ngực kém phát triển nghiêm trọng hoặc để phục hồi hình dạng sau phẫu thuật cắt bỏ vú.

2. Cho con bú sau phẫu thuật cắt bỏ vú 1 phần

Cũng giống như phẫu thuật nâng ngực, một số phụ nữ buộc phải thực hiện cắt bỏ 1 phần vú vì chúng có kích thước quá lớn, gây ra tình trạng đau đớn và khó chịu về thể chất cho họ. Phẫu thuật liên quan đến việc loại bỏ các mô vú dư thừa và tái định vị núm vú bằng phẫu thuật chỉnh lý quầng vú. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các ống dẫn sữa, từ đó gây cản trở quá trình sản xuất sữa hoặc quá trình vận chuyển sữa vì các dây thần kinh không thể truyền các tín hiệu cần thiết theo yêu cầu.

3. Cho con bú sau phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú

Rất nhiều người tự hỏi liệu họ có thể cho con bú sau khi thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú hay không? Thông thường, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú được thực hiện để loại bỏ các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển và di căn của chúng.

Yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng cho con bú trong trường hợp này chính là lượng tế bào vú bị cắt bỏ. Việc loại bỏ một lượng lớn tế bào kèm theo việc sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể làm ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng sản xuất sữa. Nếu phải cắt bỏ cả 2 bên ngực, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho con bú bình với sữa công thức. Tuy nhiên, nếu chỉ cắt bỏ 1 bên, bạn vẫn có thể cho con bú bằng bên còn lại.

4. Cho con bú sau phẫu thuật cắt bỏ khối u vú

Một số phụ nữ có thể có các khối u ở vú và cần được loại bỏ bằng phẫu thuật. Các khối u này có thể là khối u ung thư hoặc không nhưng nếu chúng xuất hiện gần phần núm vú thì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa. Thêm vào đó, nếu là khối u ung thư, các bác sĩ thường sẽ áp dụng phương pháp xạ trị để loại bỏ chúng, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cho con bú sau này của bạn. Nếu không gặp phải những trường hợp trên, phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vú thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho con bú của bạn.

5. Cho con bú sau khi sinh thiết vú

Trong hầu hết các trường hợp, việc cho con bú sau khi sinh thiết vú không bị ảnh hưởng đáng kể. Sinh thiết là một kỹ thuật y khoa giúp bác sĩ lấy một phần mô tế bào để tiến hành các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu.

Sinh thiết vú thường không ảnh hưởng gì đến quá trình cho con bú, miễn là chúng không xâm lấn đến phần quầng vú và núm vú. Trong y học hiện nay, sinh thiết bằng phẫu thuật đã được thay thế bằng cách dùng kim sinh thiết, đây là một phương pháp tương đối ít xâm lấn, ít đau đớn và cũng ít ảnh hưởng đến các phần khác của vú, từ đó ít ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

6. Cho con bú sau phẫu thuật điều trị tụt núm vú

Tụt núm vú là tình trạng núm vú không hướng ra ngoài như bình thường mà bị tụt ngược vào phía bên trong bầu vú. Trong các trường hợp nhẹ, tình trạng này thường vô hại và núm vú có thể trở lại vị trí bình thường khi được kích thích. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, tình trạng tụt núm vú đòi hỏi bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật để đưa núm vú về đúng vị trí.

Thông thường, để kéo núm vú ra ngoài, các bác sĩ thường phải cắt qua các ống dẫn sữa, vì vậy khả năng cho con bú của phụ nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp khác để đưa núm vú ra ngoài, chẳng hạn là kéo căng phần da xung quanh chúng. Việc này không tác động nhiều đến ống dẫn sữa, vì vậy có thể không làm ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn.

7. Cho con bú sau khi xỏ khuyên ở vú

Nhiều phụ nữ lựa chọn đeo khuyên ở vú như là một món trang sức. Người ta thường xỏ khuyên ở núm vú và trong trường hợp này thì việc xỏ khuyên không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú vì không tác động gì đến các mô vú cũng như quầng vú. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên tháo khuyên khỏi vú khi đã mang thai, tốt nhất là trước tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Thêm vào đó, khi cho con bú, bạn tuyệt đối không được đeo khuyên ở vú vì chúng có thể khiến bé bị sặc khi bú. Bạn nên loại bỏ khuyên vú trước giai đoạn cho con bú để khu vực này có thời gian lành lại và đảm bảo chúng không bị nhiễm trùng khi cho bé bú.

Làm thế nào để tăng lượng sữa mẹ sau phẫu thuật vú?

Thực tế là quá trình phẫu thuật cắt bỏ bầu vú hoàn toàn vẫn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng cho con bú của người phụ nữ. Trong một vài ca phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú và trong hầu hết các loại phẫu thuật vú khác vẫn có nhiều cách hiệu quả giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú:

  • Trước khi nghĩ đến cách làm tăng lượng sữa mẹ, nếu đủ khả năng, bạn nên tiếp tục cho trẻ bú dù có ít sữa. Việc bú sữa mẹ không chỉ làm giảm cơn đói của bé mà còn cung cấp cho bé các kháng thể và các yếu tố cần thiết khác, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của bé.
  • Có một cách giúp mẹ tăng tiết sữa từ thiên nhiên như sử dụng thảo dược. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thảo dược nào, bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ về những rủi ro và tác dụng phụ mà những loại thảo dược này có thể gây ra.
  • Nếu bị tắc sữa, bạn có thể nghĩ đến phương án sử dụng thêm sữa công thức để cho trẻ bú. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn cho con bú sữa mẹ, bạn có thể cho con bú sữa từ một người khác.
  • Quá trình sản xuất sữa có thể được tăng cường khi cơ thể bạn nhận thấy nhu cầu uống sữa của bé cưng cao. Do đó, nếu bạn cho con bú thường xuyên kết hợp với sử dụng máy vắt sữa có thể giúp kích thích cơ thể bạn sản xuất sữa nhiều hơn.

Mời bạn tham khảo bài viết: Cho con bú sữa mẹ kết hợp với sữa bột như thế nào?

Lời khuyên dành cho các mẹ khi đã tiến hành phẫu thuật vú

Việc cho con bú sau bất kỳ loại hình phẫu thuật vú nào cũng đều có cảm giác khác biệt. Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cũng như đảm bảo rằng em bé của bạn luôn khỏe mạnh và an toàn.

  • Dù cho con bú hay dùng thêm sữa công thức, bạn nên tập trung vào sức khỏe và hành vi của bé. Nếu hệ tiêu hóa và lượng nước tiểu của bé ổn định thì bạn không cần quá lo lắng.
  • Sau khi vừa sinh xong, hầu hết mọi bác sĩ đều khuyên mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Hãy cho bé bắt đầu bú sớm, tạo điều kiện để bé làm quen với vú mẹ và mẹ quen với cảm giác cho con bú. Thêm vào đó, bạn cũng nên làm quen dần với máy hút sữa.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc y tá về những ca phẫu thuật vú mà bạn đã thực hiện. Điều này sẽ giúp họ nắm bắt được tình trạng của bạn để có thể theo dõi và dự phòng trước các tình huống có thể xảy ra. Bạn cũng cần cập nhật tình trạng của bản thân cho bác sĩ một cách thường xuyên ngay cả khi đã được xuất viện.
  • Các bác sĩ sản khoa có thể cho bạn một vài lời khuyên đúng đắn để giúp bạn có thể tiếp tục cho con bú ngay cả sau khi phẫu thuật vú. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để nắm bắt chi tiết về ca phẫu thuật cũng như những ảnh hưởng của nó lên khả năng cho con bú sau này của bạn.

Phẫu thuật tác động lên núm vú có thể làm ảnh hưởng đến quá trình cho con bú vì chúng gây thiệt hại các ống dẫn sữa, khiến toàn bộ quá trình sản xuất sữa bị xáo trộn. Tuy nhiên, trong hầu hết các loại phẫu thuật vú khác, khả năng cho con bú của bạn thường không bị ảnh hưởng đáng kể. Biết trước về những tác động của phẫu thuật vú có thể giúp bạn dự phòng và tìm ra những hướng khác nhau trong phẫu thuật cũng như cho con bú.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào nên dạy con cách dùng bao cao su để không xảy ra điều đáng tiếc?

(66)
Tình cờ, con bạn nhìn một mẩu quảng cáo trên tivi hay bảng quảng cáo ngoài đường về bao cao su và không ngớt đưa ra những thắc mắc với bạn. Lúc này, bạn ... [xem thêm]

Tình trạng rụng tóc do biến chứng bệnh tiểu đường

(43)
Khi bị rụng tóc do biến chứng tiểu đường, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có cách kiểm soát hoặc giảm thiểu bằng cách dùng thuốc, vitamin…Nếu bạn ... [xem thêm]

Cải thiện tâm trạng chỉ với 5 loại thực phẩm

(75)
Nếu bạn đang trong cơn trầm cảm hoặc đang buồn bã vì một lý do nào đó, bạn có thể ăn một số loại thực phẩm nhất định, chúng có thể giúp bạn cải ... [xem thêm]

Khi nào thai nhi quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

(18)
Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp ... [xem thêm]

Giảm ham muốn tình dục

(38)
Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.Định ... [xem thêm]

Những mũi tiêm chủng cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ cần biết

(63)
Trẻ nhỏ lớn lên rất nhanh theo từng ngày, càng lớn trẻ càng phát triển về mọi mặt và nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới cũng dần tăng lên. Để con khỏe ... [xem thêm]

Lấy lại tự tin cho mẹ sau sinh dễ hay khó?

(20)
Một số bà mẹ cảm thấy việc lấy lại sự tự tin và vóc dáng nhanh chóng sau sinh là một vấn đề nan giải. Bạn đừng lo! Bài viết sau sẽ mách bạn cách lấy ... [xem thêm]

Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

(62)
Gai cột sống là một thuật ngữ y khoa dùng để đề cập đến hiện tượng thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Thoái hóa cột sống là tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN