Kết quả thử thai dương tính nhưng không xuất hiện các dấu hiệu mang thai: tại sao lại có hiện tượng này?

(3.6) - 62 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Hòa

Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Khánh Linh

Trong một số trường hợp, thử thai cho kết quả dương tính, nhưng lại không xuất hiện bất kì dấu hiệu mang thai nào. Nếu gặp phải, các chị em nên dành cho bản thân một ít thời gian để thực hiện thêm bài kiểm tra khác nữa hoặc hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định mang thai.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cần quan tâm có thể gây nên việc bạn có kết quả thử thai dương tính nhưng không có các dấu hiệu của mang thai.

Kết quả thử thai dương tính nhưng không có dấu hiệu mang thai: tại sao lại xảy ra hiện tượng này?

Các xét nghiệm mang thai kiểm tra nước tiểu hoặc máu để tìm hormone hCG. Cơ thể có khả năng sản xuất hCG khoảng 6 ngày sau khi thụ tinh, và hormone này có thể tăng nồng độ lên gấp đôi cứ sau mỗi 2 đến 3 ngày.

Nếu kiểm tra cho kết quả dương tính, nhưng các dấu hiệu mang thai không xuất hiện, thì dưới đấy có thể là các lí do:

Có thể bạn chưa nhận biết được các dấu hiệu ban đầu

Sự làm tổ của trứng xảy ra cùng thời điểm với chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, bạn có thể đã bị chảy máu nhẹ hoặc chuột rút trong một khoảng thời gian.

Có thể bạn đã thực hiện kiểm tra quá sớm

Một số chị em bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sau 1 hoặc 2 tuần kể từ khi thụ thai, trong khi đó, một số khác lại gặp phải sau vài tháng. Cần khoảng 6 đến 12 ngày để trứng đã thụ tinh bám vào tử cung và có khả năng sống được, thời gian sau đó bạn có thể thực hiện các kiểm tra. Kết quả kiểm tra có thể dương tính nhưng các dấu hiệu đôi khi cũng cần thêm thời gian để xuất hiện.

Bạn có thể cho rằng các triệu chứng là do một số nguyên nhân khác

Các triệu chứng như buồn nôn hay chóng mặt đã xuất hiện nhưng bạn nghĩ là vì một nguyên nhân khác ngoài mang thai. Ví dụ, bạn nghĩ rằng mệt mỏi là kết quả của một tuần dài làm việc vất vả hoặc hoạt động gắng sức, và tâm trạng thay đổi thất thường là do bạn quá căng thẳng.

Bạn có thể đã gặp những thay đổi nhỏ

Không phải lúc nào mẹ bầu cũng có những thay đổi dễ nhận thấy như phù nề, ốm nghén hoặc đi tiểu thường xuyên. Đôi lúc, cơ thể sẽ chỉ xuất hiện những thay đổi nhỏ khiến bạn không hay chú ý đến, như mệt mỏi, thay đổi cảm giác thèm ăn nhỏ, đau nhức hoặc thay đổi tâm trạng.

Mang thai ngoài tử cung

Đây là hiện tượng phôi đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng với tỉ lệ khoảng 95%. Tuy phôi thai không có khả năng sống, lớn lên và phát triển được, nhưng hCG vẫn được tạo ra.

Kết quả thử thai là dương tính giả

Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không hề mang thai. Một số yếu tố có thể đã làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, bao gồm

  • Mang thai hóa học: Bạn không may bị sảy thai trước khi biết được bản thân mang thai. Nồng độ thấp của hCG được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu sẽ có thể cho kết quả dương tính.
  • Các thuốc: thuốc hỗ trợ sinh sản, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamine, thuốc chống loại thần và các thuốc lợi tiểu đều có thể gây ra hiện tượng mang thai dương tính giả nếu bạn xét nghiệm ngay sau khi dùng thuốc.
  • Quá trình kiểm tra: Khi bạn làm kiểm tra với nước tiểu bị loãng hay que thử thai được ngâm quá lâu cũng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Vì vậy, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và làm đúng theo quy trình được ghi trên bộ dụng cụ. Ngoài ra, hãy kiểm tra hạn sử dụng của nó, vì đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu kết quả kiểm tra của bạn dương tính, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ sẽ tiến hành xét nghiệm máu (beta HCG huyết thanh) và xét nghiệm nước tiểu để xác nhận có thai. Sau đó có thể là siêu âm (siêu âm có thể phát hiện thai sớm nhất là 5 tuần) để kiểm tra túi thai và xác định xem thai có bình thường không.

Các Câu Hỏi Thường Gặp

  • Có thể cho kết quả dương tính nếu thử thai vào tuần thứ 4 được không?

Đến tuần thứ 4, bạn đã có thể biết mình mang thai hay không nhờ que thử thai tại nhà. Tuy nhiên, nếu chờ một tuần sau khi trễ kinh rồi kiểm tra thì thường sẽ cho kết quả chính xác hơn.

  • Có khả năng mang thai mà xét nghiệm cho kết quả không dương tính hay không?

Đôi khi, bạn sẽ nhận được kết quả âm tính ngay cả khi đang mang thai. Đây được gọi là hiện tượng âm tính giả, và có thể xảy ra trong trường hợp bạn thực hiện kiểm tra quá sớm, bộ dụng cụ được sử dụng không đúng cách hoặc nước tiểu dùng để kiểm tra bị loãng (xảy ra khi bạn uống quá nhiều chất lỏng trước khi kiểm tra hoặc thử nghiệm được làm vào cuối ngày)

Bạn có thể lo lắng khi nhận được kết quả kiểm tra. Trong trường hợp này, bạn nên thực hiện kiểm tra lại. Và nếu như có bất kì thắc mắc nào về kết quả đó, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ có thể giải đáp cùng bạn.

Tài liệu tham khảo

Positive pregnancy test but no symptoms

Biên dịch - Hiệu đính

ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sanh thường sau mổ lấy thai

(66)
Bác sĩ ơi, lần trước mổ lấy thai rồi, lần này muốn sanh thường có được không? Câu hỏi này của bạn rất thời sự. Vì sao? Mổ lấy thai ngày càng nhiều, ... [xem thêm]

Bài 11 – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

(96)
Dễ lắm, lấy tinh trùng, bơm vào tử cung, là xong chứ gì! Câu nói này tình cờ nghe một chị bệnh nhân tư vấn cho chị bệnh nhân khác. Nghe qua, dễ thiệt, nó ... [xem thêm]

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

Ngân hàng máu dây rốn

(75)
Máu dây rốn là gì? Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn, được lấy từ dây rốn hoặc nhau thai của trẻ ngay sau khi được sinh ra. Máu dây rốn chứa ... [xem thêm]

Bơm tinh trùng (IUI) là gì?

(96)
Bơm tinh trùng là kỹ thuật để điều trị hiếm muộn, bằng cách đặt tinh trùng vào trong buồng tử cung để tăng khả năng có thai. Mục đích của IUI là làm ... [xem thêm]

Vaccine cúm và thai kỳ

(33)
Cúm là gì? Cúm là dạng cảm nặng. Thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt, đau cơ, ho, đau họng. Cúm có thể gây ra một ... [xem thêm]

Điều trị progesterone để ngừa sinh non

(32)
Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Mang thai sau điều trị ung thư

(69)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nếu bạn là người sống sót sau ung thư, có con có thể là một quyết định khó khăn cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN