Kefir

(3.73) - 34 đánh giá

Tìm hiểu chung

Kefir dùng để làm gì?

Người ta dùng kefir để điều trị tiêu hóa kém, đau bụng, không dung nạp lactose, tiêu chảy sau khi điều trị kháng sinh và cholesterol cao.

Kefir có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của kefir là gì?

Kefir chứa vi khuẩn và nấm men phát triển tích cực. Ảnh hưởng của chúng đến sữa dẫn đến sự sản xuất enzyme và hóa chất có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của kefir là gì?

Liều dùng của kefir có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. kefir có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của kefir là gì?

Kefir có các dạng bào chế:

  • Dạng tươi
  • Viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng kefir?

Kefir có thể gây ra chuột rút và táo bón, đặc biệt là khi bắt đầu sử dụng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng kefir bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của kefir hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng kefir nvới nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của kefir như thế nào?

Kefir có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi uống trong 6 tháng.

Đề phòng và cảnh báo đặc biệt

  • Trẻ em: Kefir có thể an toàn cho trẻ em từ 1-5 tuổi khi uống trong 10 ngày.
  • AIDS và các tình trạng sức khỏe khác làm yếu hệ thống miễn dịch: Kefir có chứa vi khuẩn và men phát triển tích cực. Có một số lo ngại rằng những người có hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ có nhiều khả năng phát triển nhiễm trùng từ các vi khuẩn hoặc men này. Vì vậy, bạn nên tham khảo yý kiến bác sĩ trước khi dùng kefir.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng kefir trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Kefir có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng kefir.

Các sản phẩm có thể tương tác với kefir bao gồm:

Thuốc giảm hệ miễn dịch

Kefir chứa vi khuẩn sống và men. Hệ thống miễn dịch thường kiểm soát vi khuẩn và men trong cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng khả năng mắc bệnh từ vi khuẩn và men. Uống kefir cùng với các thuốc làm giảm hệ miễn dịch có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.

Một số loại thuốc giảm hệ miễn dịch bao gồm azathioprine (Imuran), basiliximab (Simulect), cyclosporine (Neoral, Sandimmune), daclizumab (Zenapax), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3), mycophenolate (CellCept), tacrolimus (FK506, Prograf ), sirolimus (Rapamune), prednisone (Deltasone, Orasone), corticosteroid (glucocorticoid) và các loại khác.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Glucomannan

(53)
Glucomannan là đường lấy từ gốc của cây konjac và được sử dụng như thảo dược giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ tác dụng kiểm soát lượng ... [xem thêm]

Xuyên tâm liên

(53)
Tìm hiểu chungXuyên tâm liên dùng để làm gì?Cây công cộng, hay còn gọi là xuyên tâm liên trong thuốc Bắc, là loại cây chỉ mọc ở Nam Á như Ấn Độ và Sri ... [xem thêm]

Quả lý gai Ấn Độ là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Aamalaki, Amalaki, Amblabaum, Amla, Amla Berry, Aonla, Aovla, Arbre de Malacca, Arbre Myrobolan, Dhatriphala, Emblic, Emblica, Emblica officinalis, Emblic Myrobalan, Groseille ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa oải hương

(81)
Tên gốc: Oải hươngTên khoa học: LavandulaTên tiếng Anh: English lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende.Tìm hiểu tinh dầu hoa oải hươngOải hương là ... [xem thêm]

Cây lưu ly

(54)
Tên gốc: Cây lưu lyTên gọi khác: Xin đừng quên tôi (Forget me not)Tên khoa học: MyosotisTên tiếng Anh: Bee Plant, Beebread, Borago, Borraja, Bourrache, Burage, Common Borage, ... [xem thêm]

Cây ba gạc hoa đỏ là thảo dược gì?

(56)
Tên thông thường: cây ba gạc hoa đỏ, cây ba gạc thuốc, cây ba gạc Ấn Độ, Rauwolfia, Ajmaline, Arbre aux Serpents, Arbre de Serpents, Bois de Couleuvre, Chandrika, Chota-Chand, ... [xem thêm]

Hạt cola là thảo dược gì?

(67)
Tên thông thường: Arbre à Cola, Arbre à Kola, Bissey Nut, Bissy Nut, Cola acuminata, Cola nitida, Guru Nut, Gworo, Kola Nut, Kolatier, Noix de Cola, Noix de Gourou, Noix de Kola, Noix du ... [xem thêm]

Mã tiền là thảo dược gì?

(42)
Tên thông thường: Củ chi, mác chèn sứ, co bên khoTên khoa học: LoganiaceaeTên tiếng Anh: Strychnos nux-vomicaTìm hiểu chung về thảo dược mã tiềnCây mã tiền là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN