Hội chứng kém hấp thu ở ruột

(3.77) - 72 đánh giá

Kém hấp thu là hội chứng không thể hấp thụ hết các dưỡng chất từ đường dạ dày ruột. Có nhiều nguyên nhân bao gồm: bất thường trong thành ruột, không thể sản xuất enzym tiêu hóa và bất thường trong hệ vi sinh đường ruột.

Hậu quả dẫn đến là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng cũng có thể do chế độ ăn uống không đầy đủ, cả khi có hay không có hội chứng kém hấp thu.

Đặc điểm lâm sàng

Chứng kém hấp thu, dù vì bất cứ nguyên nhân nào đi nữa, đều có thể đi kèm với các vấn đề:

  • Thay đổi về cân nặng và tăng trưởng:
    • Sự hấp thu năng lượng không đầy đủ sẽ dẫn đến giảm cân ở người lớn hoặc chậm phát triển, còi cọc ở trẻ em.
    • Người lớn sẽ bị giảm cân dù không có chủ ý, và có thể bị mệt mỏi, bơ phờ và chán chường.
    • Trẻ em có thể có các triệu chứng tương tự đi kèm với việc kém phát triển (giảm chỉ số trong biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao).
  • Các triệu chứng về đường ruột-dạ dày:
    • Triệu chứng thường gặp là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài là ít nhất 3 lần mỗi ngày trong hơn 4 tuần, phân lỏng và/hoặc lượng phân đi tiêu nhiều hơn 200 g/ngày.
    • Chứng tiêu phân mỡ cũng thường gặp. Đây là triệu chứng dư mỡ trong phân và phân có màu nhợt, lơn cợn và mùi tanh. Phân nổi lềnh bềnh trên mặt nước và rất khó xả sạch. Sau khi xả nước vẫn còn lại một đường váng mỡ quanh bồn cầu.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình:
    • Một số bệnh liên quan đến chứng kém hấp thu thường thấy ở các thành viên trong cùng gia đình – ví dụ bệnh Celiac, bệnh Crohn’s, bệnh xơ nang (cystic fibrosis) và thiếu men disaccharidase (lactase). Do đó cần tìm hiểu kỹ tiền sử bệnh trong gia đình.
  • Dấu hiệu của các chứng thiếu chất có thể rất dễ nhận thấy. Có thể có:
    • Tình trạng thiếu sắt không thiếu máu.
    • Thiếu máu do thiếu sắt.
    • Thiếu Folat hoặc thiếu vitamin B12.
    • Chảy máu do thiếu vitamin K.
    • Phù do suy dinh dưỡng.

Có thể còn có các đặc điểm lâm sàng liên quan đến nguyên nhân cụ thể của chứng kém hấp thu. Các nguyên nhân thường thấy nhất ở Anh là bệnh Celiac, bệnh Crohn và viêm tụy mạn tính.

Nguyên nhân của chứng kém hấp thu

Nguyên nhân từ niêm mạc

Chế độ ăn không có gluten

  • Bệnh Celiac thường thấy ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể có khi lớn hơn. Đó là do dị ứng với chất gluten trong chế độ ăn uống dẫn đến teo các vi nhung mao. Hậu quả là làm giảm đáng kể diện tích bề mặt cho việc hấp thu. Chế độ ăn uống nghiêm ngặt, hoàn toàn không có chất gluten sẽ làm thay đổi hoàn toàn quá trình này. Ngày nay, 25% trường hợp bệnh Celiac được chẩn đoán sớm trước khi có triệu chứng kém hấp thu nhờ viêc khám sàng lọc có mục tiêu..
  • Không dung nạp sữa bò.
  • Không dung nạp sữa đậu nành.
  • Chứng kém hấp thu và không dung nạp Fructose: sử dụng glucose đồng thời sẽ giúp giảm tình trạng kém hấp thu fructose.
  • Nhiễm trùng:
    • Bệnh nhiễm khuẩn Giardia
    • Bệnh Whipple
    • Lao ruột
    • Bệnh sprue nhiệt đới
    • Tiêu chảy khi du lịch
    • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Diphyllobothriasis(sán dây có thể gây ra chứng kém hấp thu vitamin B12)
    • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Ancylostomiasis (giun móc)
    • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Strongyloidiasis (giun lươn)
  • Ở các bệnh nhân có bệnh viêm ruột và chứng kém hấp thu,nên xem xét đến khả năng bị suy giảm hệ thống miễn dịch, kể cả bệnh lý về ruột do HIV.
  • Bệnh giãn mạch bạch huyết đường ruột (Intestinal lymphangiectasia) và các nguyên nhân khác của chứng tắc nghẽn bạch huyết gồm Ung thư hạch bạch huyết, lao và bệnh tim.

Nguyên nhân từ lòng ống tiêu hóa

  • Thiểu năng tuyến tụy
    • Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis)
    • Viêm tụy mãn tính
    • Ung thư tụy
    • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Giảm tiết dịch mật, do vàng da tắc mật hoặc bệnh của hồi tràng cuối.
  • Một số thuốc.

Nguyên nhân do Cấu trúc ống tiêu hóa

  • Thức ăn bị đẩy nhanh đến ruột do hậu quả:
    • Sau phẫu thuật cắt dạ dày
    • Sau phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị
    • Phẫu thuật nối vị tràng
  • Hội chứng tăng sinh vi khuẩn ruột nonthường kèm với chứng kém hấp thu.
  • Rò ruột
  • Bệnh Túi thừa và tắc nghẽn túi thừa
  • Bệnh Crohn’s
  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • Hội chứng ruột ngắn
  • Bệnh viêm thực quản tăng eosin.
  • Bệnh thiếu máumạc treo ruột
  • Viêm ruột do tia xạ.

Nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa

  • Bệnh cường giáp
  • Bệnh nhược giáp (suy giáp)
  • Bệnh Addison
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh cường cận giáp
  • Bênh suy tuyến cận giáp
  • Hội chứng Carcinoid
  • Bệnh ngoài da (thay tế bào nhanh cũng có thể ảnh hưởng niêm mạc đường ruột).
  • Suy dinh dưỡng.
  • Các bệnh collagen.
  • Các chứng rối loạn ăn uống
  • Tiêu chảy do lạm dụng thuốc xổ.

Ở người lớn tuổi, nguyên nhân của chứng kém hấp thu cũng giống như đối với người trẻ tuổi nhưng tình trạng suy tụy có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và có thể có chứng quá phát vi khuẩn ruột mà không có bất thường gì về ruột.

Kiểm tra xét nghiệm

Hội tiêu hóa thế giới đã đưa ra hướng dẫn cho việc chẩn đoán chứng kém hấp thu.

Xét nghiệm máu

  • Công thức máu.
  • Tốc độ lắng máu, ESR, CRP.
  • Định lượng vitamin B12
  • Hồng cầu lưới.
  • Sắt huyết thanh.
  • Xét nghiệm đông máu để xác định tình trạng thiếu vitamin K.
  • Albumin huyết thanh.
  • Can-xi máu.
  • Kháng thể Anti-endomyseal, anti-reticulin và alpha-gliadin antibodies (sàng lọc celiac).
  • Ma-giê huyết thanh.

Thiếu sắt sẽ dẫn đến hồng cầu nhỏ. Thiếu Folat hoặc vitamin B12 gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu to nhưng bệnh cảnh có thể xảy ra cả 2 dang trên đồng thời.

Bệnh nhân bị thiếu sắt mà không rõ nguyên nhân nên được kiểm tra sàng lọc xem có bệnh celiac hay không.

Phân

  • Có thể phân lập vi khuẩn trong phân.
  • Test sudan để thử giọt mỡ.
  • Xét nghiệm thử chức năng kích thích bài tiết – ví dụ như thử chất elastase hoặc chymotrypsin trong phân.

Chẩn đoán hình ảnh và nội soi

  • Siêu âm bụng (túi mật, gan, lá lách, thành ruột, hạch bạch huyết).
  • X-quang lưu thông ruột non cản quang với Barium có thể cho thấy các vấn đề bất thường về cấu trúc.
  • Nội soi kèm sinh thiết đại tràng và đoạn cuối hồi tràng. Chụp CT, MRI mật tụy hoặc chụp mật tụy qua nội soi mật tụy ngược dòng.

Kiểm tra nồng độ hydro trong hơi thở

Lấy mẫu xét nghiệm hơi thở; cho glucose; lấy thêm mẫu hơi thở sau mỗi lần nghỉ nửa giờ. Nếu có chứng quá phát vi khuẩn, lượng hydrogen khi thở ra sẽ tăng nhiều hơn sau khi ăn khoảng một giờ.

Kiểm soát

Có thể cần đến Bổ trợ Dinh dưỡng.

Nếu không, cách kiểm soát chứng bệnh là phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ:

  • Bệnh celiac cần chế độ ăn uống nghiêm ngặt không có gluten.
  • Chứng suy tụy cần bổ sung
  • Phẫu thuật khi có tắc mật.
  • Bệnh Crohn thường có tác dụng khi dùng steroid.
  • Hội chứng tăng sinh vi khuẩn ruột non có thể cần phẫu thuật.
  • Khi muối mật không được hấp thu lại , cần cho thêm resin để hấp thu lại.
  • Nếu bị thiếu folat và cũng có thể thiếu cả B12 thì cần phải tiêm vitamin B12 trước khi bổ sung folat. Nếu không, dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống Biến chứng

Trường hợp biến chứng thường liên quan đến các bệnh tiềm ẩn.

  • Tình trạng mệt mỏi, uể oải rất thường gặp. Trẻ em sẽ bị còi cọc, chậm phát triển.
  • Bệnh celiac không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư ruột non hoặc ung thư hạch.
  • Hậu quả thường gặp là chứng vô sinh, đặc biệt là khi có bệnh celiac.
  • Thiếu máu.
  • Ngoài, cũng có thể dẫn đến bệnh còi xương, nhuyễn xương hoặc xương xốp.

Chú thích về Phương pháp trước đây

Trước đây khi chưa sử dụng phương pháp nội soi, phương pháp sinh thiết ruột non được tiến hành với thiết bị viên nang tí hon (crosby capsule): bệnh nhân nuốt viên nang được gắn vào một đầu ống, và thiết bị này sẽ được theo dõi qua kiểm tra sàng lọc bằng X-quang cho đến khi thiết bị di chuyển đến hỗng tràng. Thiết bị này sẽ hút và lấy mẫu sinh thiết mắc trong hàm của thiết bị. Sau đó thiết bị này sẽ được kéo ra.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/doctor/gastrointestinal-malabsorption

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Trần Ngọc Thể Tú - TS.BS. Hoàng Đình Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 nguyên nhân gây đau bụng

(94)
Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay ... [xem thêm]

Viêm túi thừa

(31)
Viêm túi thừa là gì? Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa của bạn bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Túi thừa là những túi nhỏ, ... [xem thêm]

Những điều cần biết về viêm gan B

(100)
TỔNG QUAN Viêm gan là gì? Viêm là tình trạng hay phản ứng sinh học đặc trưng bởi sưng, nóng, đỏ và đau. Viêm gan có nghĩa là ”tình trạng viêm xảy ... [xem thêm]

Hội chứng kém hấp thu ở ruột

(72)
Kém hấp thu là hội chứng không thể hấp thụ hết các dưỡng chất từ đường dạ dày ruột. Có nhiều nguyên nhân bao gồm: bất thường trong thành ruột, không ... [xem thêm]

Xơ gan và các biến chứng của xơ gan

(88)
Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi nhu mô gan bình thường bị thay thế bằng mô sẹo (xơ hóa). Xơ gan có xu hướng tiến triển chậm và thường ... [xem thêm]

Viêm hạch mạc treo

(17)
Viêm hạch mạc treo là gì? Viêm hạch mạc treo là tình trạng các tuyến lympho trong ổ bụng (thường nằm trong mạc treo ruột) bị viêm phù nề và gây đau bụng âm ... [xem thêm]

Shigella gây bệnh gì ?

(93)
Shigella là một nhóm các vi trùng (vi khuẩn) có thể gây ra viêm dạ dày ruột với bệnh lỵ. Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tiêu chảy ... [xem thêm]

Nang gan là bệnh gì ? Cách phân biệt với các bệnh lý khác ở gan.

(93)
Dịch tễ học Nang gan thường không có triệu chứng và đa số được phát hiện tình cờ. Vì thế, tần suất mắc bệnh thật sự rất khó dự đoán. Một nghiên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN