HIV và bệnh tim

(3.93) - 69 đánh giá

Tìm hiểu chung

Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?

Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao.

Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó mỡ cũng cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì.

Trong cơ thể có rất nhiều loại mỡ nhưng những loại phổ biến nhất trong chứng mỡ máu cao là cholesterol và triglycerides. Mỡ máu cao có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại sau:

Cholesterol đi khắp cơ thể dưới hình thức gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol là: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Cholesterol trong máu cao có nghĩa là cholesterol LDL cao.

Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu triglycerides của bạn cao thì cholesterol cũng có thể đang ở mức cao.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là gì?

Cholesterol trong máu cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Riêng đối với triglyceride, nếu nó quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng lên gây đau bụng đột ngột, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn từ 20 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra nồng độ cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số này cao hơn mức cho phép, các bác sĩ có thể yêu cầu để tiến hành thêm một số xét nghiệm. Ngoài ra, thành viên trong gia đình bạn bị mỡ máu cao, tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Nguyên nhân chính của bệnh là mất cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, gây ra sự gia tăng lượng chất béo được hấp thụ. Mỡ trong máu cao cũng có thể là do di truyền hoặc do việc sử dụng các chất kích thích và gây nghiện. Tuổi cũng cũng là một phần gây ra căn bệnh này bởi vì khi bạn 20 tuổi, cholesterol sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Đây là một bệnh thường gặp. Nó có thể xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh và người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường và béo phì hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu hay thuốc lá cũng làm tăng khả năng gây ra mỡ máu cao. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu cao:

  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo;
  • Không tập thể dục
  • Sử dụng các chất, các loại thuốc kích thích như rượu, bia và thuốc lá;
  • Thành viên trong gia đình bị mắc phải căn bệnh này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Các bác sĩ sẽ đo lường mức độ triglyceride và cholesterol so với các chỉ số ở những người bình thường. Chỉ số tối ưu của cholesterol là ít hơn 200 mg/dL và triglycerides là dưới 150 mg/dL. Các chỉ số này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Điều trị mỡ máu cao bao gồm 2 bước:

Thay đổi lối sống:

Bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và đường, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bỏ hút thuốc và uống rượu, thay vào đó là tập thể dục. Bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn uống và bài tập thích hợp.

Sử dụng thuốc để điều chỉnh lipid:

Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để kiểm soát lượng cholesterol. Các loại thuốc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh, triệu chứng khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Bạn có thể áp dụng các lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây để đối phó với bệnh mỡ máu cao:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Chuột rút sau khi quan hệ? Khắc phục ngay để không bị mất hứng

(85)
Đôi khi cảm giác thăng hoa vẫn còn lâng lâng mà bạn chưa kịp tận hưởng đã bị chuột rút sau khi quan hệ. Để chuyện ấy không trở thành trải nghiệm khó ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người tiểu đường nên tránh xa

(43)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(96)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

Hiện tượng bình minh liên quan đến bệnh tiểu đường

(92)
“Hiện tượng bình minh” là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đường huyết tăng bất thường (thường là 10 đến 20 miligam mỗi decilít) vào sáng ... [xem thêm]

Nắng nóng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

(20)
Thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Muốn chữa bệnh, phải “bắt” được bệnh. Hãy xem thử đâu là những căn ... [xem thêm]

Dạy con kỹ năng thoát hiểm để tự cứu bản thân

(60)
Cái chết đau lòng của bé trai lớp 1, học sinh trường Quốc tế Gateway do bị mắc kẹt trên xe đưa đón của trường khiến mọi người làm cha, làm mẹ hoang mang, ... [xem thêm]

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về siêu âm tim thai

(10)
Siêu âm tim thai là một kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh cho phép bác sĩ đánh giá được cấu trúc và chức năng tuần hoàn của em bé đang phát triển trong bụng ... [xem thêm]

7 kinh nghiệm đi phượt giúp bạn luôn an toàn

(57)
Có những ngày áp lực, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn xách ba lô lên và đi? Khi ấy bạn cần tìm hiểu trước các kinh nghiệm đi phượt để có thể tự tin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN