Hiện tượng sẩy thai không hoàn toàn: Vì sao lại xảy ra?

(3.83) - 48 đánh giá

Sẩy thai không hoàn toàn là điều chẳng ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ chính bản thân mẹ bầu cho đến yếu tố môi trường.

Sẩy thai đề cập đến hiện tượng mất em bé trước khi đạt đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sẩy thai sau tuần 20 được gọi là thai chết lưu. Ngoài ra, một số phụ nữ còn mắc phải tình trạng sẩy thai không hoàn toàn (hay mọi người quen gọi là sảy thai không hoàn toàn), khiến họ lầm lẫn sang những triệu chứng thai kỳ bình thường.

Sẩy thai không hoàn toàn là gì?

Theo định nghĩa, sẩy thai không hoàn toàn là khi cổ tử cung giãn ra và bắt đầu xuất huyết nhưng các mô của phôi thai vẫn bám vào tử cung. Đôi khi các mô bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên giống như một kỳ hành kinh. Do vậy, nếu nghi nghờ mình bị sẩy thai, bạn cần đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Nguyên nhân gây sẩy thai không hoàn toàn

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sẩy thai không hoàn toàn gồm:

1. Bất thường nhiễm sắc thể

Đây là một chỉ số cho thấy nhiễm sắc thể của phôi thai bị lỗi. Trứng hoặc tế bào tinh trùng không đủ chất lượng sẽ gây ra hầu hết các bất thường nhiễm sắc thể. Một vấn đề trong quá trình phân chia hợp tử cũng có thể tạo nên tình trạng bất thường này.

2. Vấn đề về nội tiết

Niêm mạc tử cung không phát triển có nguy cơ gây sảy thai. Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có vấn đề về tuyến thượng thận và tuyến giáp là những lý do quan trọng nhất dẫn đến việc mẹ bầu không thể giữ được thai.

3. Vấn đề về cấu trúc

Việc cổ tử cung có cấu trúc bất thường sẽ gây sẩy thai. Tình trạng này sẽ can thiệp vào quá trình trứng đã thụ tinh bám vào lòng tử cung. Ngoài ra, tình trạng u xơ tử cung cũng ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, dẫn đến sẩy thai không hoàn toàn nếu mô không được trục xuất khỏi cơ thể người mẹ.

4. Nhiễm trùng

Nếu người mẹ mắc một trong số các bệnh nhiễm trùng như bệnh Rubella, herpes và nhiễm nấm chlamydia khi mang thai có thể cản trở sự phát triển của thai nhi, từ đó dẫn đến sẩy thai.

5. Yếu tố môi trường

Việc tiếp xúc với độc tố trong môi trường sống chẳng hạn như khói thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật… trong một thời gian dài có nguy cơ khiến mẹ bầu sẩy thai.

Dấu hiệu sẩy thai không hoàn toàn

Một số biểu hiện của sẩy thai mà mẹ bầu cần chú ý bao gồm:

1. Xuất huyết nhiều

Bạn có thể bị xuất huyết âm đạo một cách đột ngột và tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn chỉ trong vòng vài giờ. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được hỗ trợ y tế kịp thời.

2. Thải ra huyết khối

Khi mang thai, nếu bạn đột nhiên bắt đầu nhận thấy âm đạo tiết ra huyết khối, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu của sẩy thai không hoàn toàn.

3. Co thắt dữ dội vùng bụng dưới

Đôi lúc, phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận cơn đau co thắt dữ dội ở vùng bụng tương tự như những cơn gò tử cung. Trong một số trường hợp, hiện tượng này có nguy cơ cảnh báo cho tình trạng sẩy thai và cần được kiểm tra nhằm khẳng định chính xác.

4. Thai chết lưu

Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết hoặc không phát triển, nhưng người mẹ vẫn chưa có dấu hiệu sẩy thai cho đến khi tiến hành siêu âm hoặc khám thai định kỳ.

Biến chứng sẩy thai không hoàn toàn

Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong khảng thời gian đầu mang thai đều không xuất hiện biến chứng gì gây nguy hại cho sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thận trọng và đi khám ngay nếu nhận thấy một số hoặc tất cả các triệu chứng được đề cập dưới đây:

1. Chảy máu kéo dài

Hầu hết các trường hợp sẩy thai không hoàn toàn có thời gian đau thắt ở bụng hoặc chảy máu lâu hơn so với sẩy thai hoàn toàn. Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau đầu nhẹ hoặc tăng nhịp tim, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức. Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết trong quá trình sẩy thai không hoàn toàn.

2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Sẩy thai không hoàn toàn sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu nếu không được điều trị ngay lập tức. Sốt, ớn lạnh và dịch tiết âm đạo có mùi hôi thường là những triệu chứng cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng.

3. Dính buồng tử cung (hay còn gọi là hội chứng Asherman)

Tình trạng dính buồng tử cung xảy ra khi các mô sẹo sẽ hình thành trong tử cung, gây ra các vấn đề về sinh sản và sẩy thai. Đây là một biến chứng hiếm gặp của thủ thuật nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung. Tình trạng thường được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ mô sẹo để tạo điều kiện giúp phụ nữ mang thai.

Phương án điều trị sẩy thai không hoàn toàn

Việc điều trị sẩy thai không hoàn toàn có thể bao gồm các phương pháp xâm lấn hoặc không xâm lấn, tùy thuộc vào nhận định của bác sĩ và yêu cầu của thai phụ:

1. Phẫu thuật nong cổ tử cung và nạo lòng cổ tử cung

Phẫu thuật nong và nạo lòng tử cung có khả năng giúp phụ nữ tránh hoặc dừng tình trạng xuất huyết. Biện pháp này thường được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung để tiếp cận tử cung và dùng một dụng cụ phù hợp nhằm làm sạch các mô thai còn lại.

Các thủ thuật này dẫu cho khá an toàn, nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải một số biến chứng không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Biến chứng hôn mê
  • Tổn thương cổ tử cung…

2. Dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài

Cytotec (misoprostol) là một loại thuốc có thể dùng cho phụ nữ sẩy thai không hoàn toàn để loại bỏ mô thai với tỷ lệ thành công cao đối với thai kỳ dưới 13 tuần. Tác dụng phụ của hình thức điều trị này bao gồm đau, nôn mửa và tiêu chảy.

3. Theo dõi sát sao

Thông thường, cơ thể người mẹ sẽ đào thải phôi thai ra ngoài mà không có vấn đề gì. Do vậy, một số mẹ bầu chọn hình thức đề nghị bác sĩ được tự theo dõi tình trạng sẩy thai của mình mà không cần phải nhập viện. Đây là cách tiếp cận ít xâm lấn nhất.

Sẩy thai hay sẩy thai không hoàn toàn là điều không ai mong muốn. Nếu chẳng may gặp phải, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, làm điều mình thích hoặc bất cứ điều gì mang lại niềm vui cho tâm trí. Hãy thử tập thiền để làm dịu suy nghĩ và giảm mức độ căng thẳng. Điều này cũng sẽ hỗ trợ cho cơ thể bạn đủ thời gian để hồi phục và lên kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Váng sữa có thực sự bổ dưỡng như lời đồn?

(93)
Mỗi tháng, bạn tốn một khoản không nhỏ để mua váng sữa cho bé ăn vì nghe nói loại thực phẩm này rất bổ dưỡng. Cách làm váng sữa tại nhà không hề khó. ... [xem thêm]

Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, hệ quả và hướng điều trị

(99)
Thiếu hụt estrogen dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Tác dụng ... [xem thêm]

Học võ thuật: Cách rèn luyện sức khỏe bạn đang bỏ lỡ

(92)
Võ thuật không chỉ để tự vệ mà còn giúp bạn cải thiện vóc dáng, sức khỏe hay tinh thần. Khi học võ thuật, bạn cũng sẽ học được cách điều khiển cơ ... [xem thêm]

Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh giúp diệt hết vi khuẩn

(55)
Cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ không chỉ cần cẩn thận chọn mua sản phẩm giặt mà còn cần để ý làm sạch được cả bụi bẩn lẫn vi khuẩn ... [xem thêm]

7 cách tăng chiều cao ở tuổi 16 để thoát khỏi hội “nấm lùn”

(35)
Ở tuổi 16, bạn nhận ra bạn bè xung quanh mình cao đột biến thì cũng đừng quá hốt hoảng nếu thấy chiều cao của mình “vũ như cẩn” nhé. Bạn vẫn còn ... [xem thêm]

Bật mí các cách điều trị bệnh ghẻ hiệu quả

(70)
Ghẻ là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại rệp gây ra. Thông thường, bạn có thể sử dụng các thuốc trị ghẻ để điều trị bệnh. Bên cạnh ... [xem thêm]

Tác dụng của kem urê

(75)
Urê là thành phần chính trong nhiều loại kem bôi da, phổ biến nhất là kem dưỡng ẩm. Tác dụng của kem urê còn được biết đến trong việc điều trị nấm ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh hen phế quản dạng ho

(42)
Bạn được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh hen phế quản dạng ho nhưng không biết bệnh đó là gì? Để hiểu rõ hơn về bệnh này, bạn hãy đọc bài viết của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN