Tác dụng của kem urê

(3.79) - 75 đánh giá

Urê là thành phần chính trong nhiều loại kem bôi da, phổ biến nhất là kem dưỡng ẩm. Tác dụng của kem urê còn được biết đến trong việc điều trị nấm móng và viêm cổ tử cung.

Kem urê là loại kem chỉ được sử dụng để bôi ngoài da. Do đó, bạn tuyệt đối không được để kem dính vào miệng và mắt. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào hoặc tương tác với các thuốc khác trước khi sử dụng kem.

Sau đây là một số tác dụng điển hình của kem urê:

Dưỡng ẩm cho da

Bạn có thể sử dụng kem urê dưới dạng kem dưỡng ẩm. Kem urê hoạt động như một chất giúp làm mềm da. Urê cũng có tác dụng loại bỏ phần da chết, giúp da bạn tươi sáng hơn. Bạn không nên dùng kem urê trên bất kỳ vùng da nào có vết thương hở, vùng da bị chàm, vùng da bị kích thích, cháy nắng hoặc nứt.

Điều trị mụn trứng cá

Việc sử dụng kem urê sẽ giúp làm sạch da và đánh bay mụn trứng cá. Khi thoa kem urê lên mặt để điều trị mụn trứng cá, bạn hãy lưu ý giữ kem xa khỏi miệng, mắt và mũi của bạn vì nó có thể gây bỏng.

Điều trị nấm móng

Kem urê cũng có thể giúp điều trị một số bệnh về móng, đặc biệt là nấm móng. Kem urê giúp móng tăng cường các chất chống nấm khi dùng ngoài da. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ không nhận thấy tình trạng nấm móng hồi phục hoàn toàn nếu chỉ sử dụng một mình kem urê.

Điều trị viêm cổ tử cung

Kem urê dùng ở âm đạo có thể giúp điều trị và làm giảm tình trạng viêm ở cổ tử cung. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kem urê để điều trị viêm cổ tử cung, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cố gắng có thai hoặc đang cho con bú.

Cách sử dụng kem urê

Bạn nên sử dụng kem urê theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm tra nhãn thuốc để biết rõ hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng chính xác nhất. Sau đây là một số lưu ý khi dùng kem urê:

  • Kem urê chỉ dùng ngoài da;
  • Rửa tay trước và sau khi sử dụng kem urê trừ khi tay của bạn là một phần của vùng da đang được điều trị;
  • Thoa một ít thuốc vào vùng da bị bệnh và chà xát kỹ;
  • Nếu bạn bỏ lỡ một liều kem urê, hãy bôi kem lại càng sớm càng tốt. Nếu thời gian cho liều tiếp theo gần kề, bạn nên bỏ qua liều đã quên và trở lại lịch dùng thuốc thông thường của mình. Bạn cũng nên lưu ý không sử dụng 2 liều cùng lúc.

Tác dụng phụ của kem urê

Kem urê có thể gây ra các tác dụng phụ như: kích ứng da nhẹ, bỏng tạm thời, nhức hoặc ngứa da. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng phụ nào kéo dài hoặc trở nên khó chịu.

Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nghiêm trọng như: nổi mề đay, phát ban, ngứa, khó thở, thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi…

Kem urê được sử dụng ngày càng phổ biến và đem lại những hiệu quả tích cực cho người dùng. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

(87)
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như bệnh ... [xem thêm]

Thực phẩm nào thường chứa chất béo chuyển hóa?

(90)
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo chưa bão hòa nhưng hoạt động như chất béo bão hòa bởi cấu trúc hóa học của nó. Chất béo chuyển hóa làm tăng ... [xem thêm]

Làm giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ bằng cách tiêm vắc xin

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

(62)
Nhiễm trùng vết thương sau sinh mổ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh mổ lấy thai. Những dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt trên 38oC, vết thương ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu hết những lợi ích của vitamin A đem lại?

(28)
Lợi ích của vitamin A là giúp cải thiện thị lực và làm đẹp cho da. Hơn nữa, việc hấp thụ đầy đủ vitamin A mang đến cho bạn một sức khỏe dẻo dai hơn. ... [xem thêm]

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

(47)
Ung thư xương là một căn bệnh khá phổ biến. Nhiều người mắc bệnh thường lo lắng không biết ung thư xương có chữa được không? Thực tế, bệnh có thể ... [xem thêm]

Những điều thú vị về trái cây có thể bạn chưa biết

(67)
... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn bị rụng lông mi

(91)
Dạo này bạn hay bị rụng lông mi nên cảm thấy đôi mắt không còn xinh đẹp như trước nữa? Nếu bạn muốn có vẻ đẹp quyến rũ với đôi lông mi cong vút thì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN