Hâm nóng thức ăn có làm mất đi chất dinh dưỡng?

(3.78) - 16 đánh giá

Bạn thường mua nhiều thực phẩm và chế biến một lần để tiết kiệm thời gian? Việc hâm lại đồ ăn không chỉ khiến thức ăn kém ngon mà còn làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Tùy vào nguyên liệu và công thức, mỗi món ăn yêu cầu bạn phải có cách chế biến khác nhau. Thực tế, nấu chín thực phẩm có thể khiến món ăn mất đi dưỡng chất do một số chất dinh dưỡng bị phá hủy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cũng chính công đoạn nấu chín thực phẩm này sẽ giúp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Việc hâm lại thức ăn còn dư sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức nấu nướng thay vì bạn phải đi mua thêm nguyên liệu và chế biến món mới. Ngoài ra, bạn có thể khiến khẩu phần ăn trở nên nhiều hơn bằng cách kết hợp các thức ăn còn dư, đồng thời điều này còn mang lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Hầu hết mọi người thường có thói quen xào, nấu thức ăn đã nguội hoặc tiện hơn là cho vào lò vi sóng để hâm nóng lại trước khi ăn.

Thế nhưng, về mặt dinh dưỡng, việc nấu thức ăn chín quá kỹ hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm mất đi lượng dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 3 loại chất dinh dưỡng có thể bị ảnh hưởng qua việc hâm nóng thức ăn nhé.

1. Vitamin

Những dưỡng chất nhạy cảm với nhiệt độ như vitamin C có thể bị vô hiệu hóa và không còn tốt cho sức khỏe khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cụ thể, những thực phẩm chứa các loại vitamin có khả năng hòa tan trong nước có thể bị hút hết nước ra ngoài nếu như bạn nấu ở nhiệt độ 210C.

Các loại vitamin khác cũng có thể mất đi hiệu quả và bản chất nếu như bị đun nóng trong quá trình nấu nướng bao gồm cả các vitamin nhóm B hòa tan trong nước. Ngoài vitamin C, các vitamin có cấu trúc không bền vững sẽ bị phân hủy mỗi khi bạn hâm nóng lại thức ăn, bao gồm các vitamin nhóm B như folate và thiamin.

2. Enzyme

Quá trình nấu nướng sẽ phá hủy rất nhiều enzyme có sẵn trong các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Khi bạn ăn ngũ cốc nguyên hạt sống, việc tiêu hóa những thực phẩm này khá khó khăn. Do đó, cơ thể sẽ đánh mất đi hầu hết các dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này do chỉ tiêu hóa được một phần.

Bên cạnh đó, dù rằng cơ thể của bạn sẽ tự sản xuất ra các enzyme chuyển hóa, tuy nhiên các enzyme chứa trong những thực phẩm bạn ăn vào sẽ được dùng để thế chỗ của các dưỡng chất này, giúp cơ thể không lâm vào tình trạng cạn kiệt enzyme. Lee Bereson, bác sĩ y khoa, cho biết khi cơ thể bạn không thể sản sinh ra đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ các gốc tự do xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh dị ứng, nhiễm trùng và bệnh tật.

3. Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa thường xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do này thường tồn tại sẵn trong một số thực phẩm mà bạn ăn, các chất bẩn trong môi trường bạn sống và cả trong tia cực tím.

Lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa xanthophyllis mạnh mẽ, thường tồn tại trong các dưỡng chất thực vật chứa trong rau cải xanh như cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải. Ngoài vitamin A, loại vitamin hòa tan trong chất béo thường được tăng cường trong quá trình tiếp xúc với nhiệt độ, lutein và zeaxanthina chính là những dưỡng chất quan trọng trong việc giúp đôi mắt sáng khỏe.

Việc hâm nóng lại thức ăn sẽ làm hai dưỡng chất này mất đi hiệu quả. Thực phẩm chính là nguồn giàu các chất chống oxy hóa từ các dưỡng chất thực vật. Vì thế, bạn nên hạn chế việc hâm lại thức ăn nhiều lần để tránh việc làm mất chất dinh dưỡng của món ăn.

Do đó, nếu bạn cần hâm nóng thức ăn, hãy chọn lò vi sóng. Dù rằng hàm lượng khoáng chất chứa trong thực phẩm không bị ảnh hưởng bởi lò vi sóng, hàm lượng vitamin sẽ bị giảm bớt một phần mỗi khi bạn hâm nóng thức ăn. Cụ thể hơn, đó chính là vitamin C và vitamin nhóm B.

Tại sao nên dùng lò vi sóng? Về mặt cơ bản, lò vi sóng làm nóng thức ăn thông qua cơ chế phát sóng tác động các phân tử nước. Các sóng năng lượng được sản sinh từ lò vi sóng sẽ đốt nóng phân tử nước trong thức ăn, khiến thức ăn nóng lên. Chính xác hơn, các phân tử nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn, nguyên lý này sẽ giúp thức ăn được hâm nóng lại chỉ trong vài chục giây.

Một số loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, sẽ bị phân rã trong suốt quá trình tiếp xúc với nhiệt độ. Vì thế, việc hâm nóng lại thức ăn thông qua lò vi sóng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Vitamin C là nhạy cảm với nhiệt độ hơn rất nhiều loại vitamin hòa tan trong nước khác cùng các chất chống oxy hóa. Vì thế, việc thức ăn sẽ hao hụt vitamin C khi được hâm nóng sẽ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lò vi sóng cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giữ nguyên các chất dinh dưỡng, hàm lượng có thể bị mất đi nhiều hơn nếu như bạn đun nóng hoặc hâm lại qua bếp ga.

Nếu có thể, bạn nên hạn chế việc hâm lại thức ăn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Bên cạnh đó, hãy ước chừng khẩu phần của gia đình trong một bữa ăn để tránh tình trạng thức ăn còn dư lại, đồng thời chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để sử dụng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng teo cơ người già sarcopenia?

(91)
Ở người cao tuổi, tình trạng khối cơ bắp bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt gọi là sarcopenia. Liệu bạn có thể ngăn ngừa chứng teo cơ người già này?Bạn ... [xem thêm]

Điều trị lọc máu có khiến bạn nhiễm HIV/AIDS?

(86)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Tại sao các vết thương thường ngứa khi chúng đang lành lại?

(20)
Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy rất ngứa khi các vết thương ngoài da bắt đầu lên da non và dần lành lại. Đâu ... [xem thêm]

Tập gym, tập thể dục ngày đèn đỏ: 5 lưu ý cần nắm

(96)
Nhiều chị em mỗi khi đến tháng lại bỏ bê tập gym suốt cả tuần liền vì cơ thể mỏi mệt. Điều này không chỉ khiến bạn mất động lực mỗi khi bắt ... [xem thêm]

Viêm đa khớp, may mắn cho bạn khi biết được những thông tin sau

(71)
Viêm đa khớp vẫn còn là dấu hỏi lớn với rất nhiều người. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để phòng tránh và điều trị kịp ... [xem thêm]

Định hướng giới tính tưởng dễ mà hóa ra lại không dễ!

(40)
Những hiểu biết về định hướng giới tính sẽ giúp bạn không rơi vào những định kiến cũ kỹ của xã hội, đồng thời sẽ giáo dục con cái tốt hơn.Sinh ra ... [xem thêm]

Dạy con tự lập hiệu quả bằng cách cho con tự đối diện với thử thách

(77)
Dạy con tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN