Giảm cân bằng teatox có thật sự hiệu quả?

(3.8) - 24 đánh giá

Teatox là một phương pháp giảm cân bằng trà, được mọi người thực hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, liệu việc giảm cân bằng teatox có thật sự hiệu quả và phương pháp này còn có những mặt trái gì?

Trong những năm gần đây, các cô gái thường tiến hành giảm cân bằng phương pháp detox, một loại nước từ các thành phần thiên nhiên giúp thanh lọc và đốt cháy mỡ trong cơ thể hiệu quả. Trong số đó, phương pháp detox bằng trà – teatox – được nhiều người yêu dùng vì tính phổ biến và tiện dụng của nó. Tuy nhiên, teatox có thật sự giúp bạn giảm cân và nó sẽ gây ra những ảnh hưởng nào đến sức khỏe? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1. Không phải tất cả các loại trà đều giống nhau

Theo một chuyên gia, đa số các loại trà để giảm cân đều là trà thảo mộc, nhưng chúng không có một tỷ lệ thành phần cụ thể. Vì vậy, một số loại trà sẽ vô hại, nhưng một số khác sẽ có chất nhuận tràng như senna – chất kích thích đại tràng. Theo chuyên gia, mặc dù senna sẽ giúp bạn thon gọn hơn (do giảm trọng lượng nước trong cơ thể), nhưng lại không làm giảm mỡ. Vì vậy, lượng calo từ thức ăn vẫn được cơ thể hấp thụ đầy đủ.

Vì vậy, bạn cần tránh dùng trà có chứa senna khi giảm cân bằng teatox. Theo một nghiên cứu, senna chỉ nên được dùng điều trị táo bón trong thời gian ngắn, do đó dùng trà có chứa senna trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.

2. Thảo mộc không có nghĩa là “an toàn”

Nhiều người thường lầm tưởng những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên sẽ tốt. Các loại trà thảo mộc thường không có một tỷ lệ thành phần cố định và chưa ai nghiên cứu việc kết hợp nhiều thành phần tự nhiên có mang lại những tác dụng phụ nào không.

3. Tương tác với thuốc

Việc uống trà tưởng chừng vô hại, nhưng lại có một tác động rất lớn đến các thuốc bạn đang dùng, chẳng hạn như thuốc trị tuyến giáp hoặc thuốc chống trầm cảm. Theo các chuyên gia, các loại trà có chứa chất nhuận tràng sẽ tương tác và làm ngưng hoạt động của thuốc, điều này cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ về việc dùng trà trong thời gian điều trị bệnh.

4. Làm mất hiệu quả của thuốc ngừa thai

Giống như các thuốc khác, việc giảm cân bằng teatox có thể làm mất hiệu quả thuốc ngừa thai bạn đang dùng. Các loại trà thảo mộc có thể làm bạn bị tiêu chảy, do đó thuốc ngừa thai sẽ không được hấp thụ đúng cách. Nếu bạn lo lắng, hãy đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn hoặc thay một loại thuốc ngừa thai khác.

5. Gây ra những vấn đề về giấc ngủ

Không thể chối cãi rằng trà có rất nhiều caffeine, do đó giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu giảm cân bằng teatox. Vì vậy, bạn nên kiểm tra chắc chắn mỗi ngày mình nên dùng bao nhiêu caffeine, tốt nhất là khoảng 400mg caffeine. Bạn cũng cần lưu ý con số này có thể thay đổi tùy vào mỗi người.

6. Cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

Nhiều người cho rằng teatox sẽ giúp bạn khỏe mạnh và thanh lọc cơ thể, nhưng do tác dụng nhuận tràng của nó nên thực phẩm sẽ không được hấp thụ đúng cách. Trà thảo mộc có thể khiến bạn đi tiêu quá nhanh, làm ruột không hấp thụ kịp thức ăn cũng như vitamin và khoáng chất.

7. Vấn đề về tiêu hóa

Như đã nói ở trên, teatox có chứa chất nhuận tràng, chất dùng để điều trị táo bón. Việc dùng những chất nhuận tràng khi bạn không bị bệnh sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trà thảo mộc sẽ ảnh hưởng đến chất điện giải và ruột sẽ trở nên “lười biếng”, không làm việc. Kết quả là bạn bị phụ thuộc và phải dùng các chất nhuận tràng trong thời gian dài.

8. Việc giảm cân có thể không hiệu quả

Trà thảo mộc giúp bạn thanh lọc cơ thể, nhưng không giúp bạn giảm cân thực sự. Nếu bạn muốn giảm cân nhưng vẫn khỏe mạnh, hãy thay đổi chế độ ăn uống của mình: ăn nhiều rau xanh, hoa quả vào nhé.

Việc giảm cân bằng teatox có thể không hiệu quả, mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Có rất nhiều cách để giảm cân hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu thật kỹ phương pháp nào mang lại hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết trên đây nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ

(99)
Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.Hiện nay, ... [xem thêm]

10 Lời khuyên để đối phó với bệnh hen

(20)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Mẹo vặt hay giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp

(84)
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp ngày nay khá được chú trọng. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu cho thấy, 2 trong số 3 người bị mắc bệnh đái ... [xem thêm]

Dạy con làm giàu từ các bước nhỏ nhặt

(80)
Ngày nay, có nhiều trẻ nhỏ rất phung phí tiền bạc của bố mẹ bằng cách mè nheo để bố mẹ mua những món đồ chơi cho mình. Do đó, nếu bạn không dạy con ... [xem thêm]

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

(53)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là gì?Phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là phẫu thuật cắt bỏ ... [xem thêm]

Trị liệu và tư vấn tâm lý

(95)
Thế nào là trị liệu? Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khỏe tâm thần cho những bệnh nhân bị rối ... [xem thêm]

5 chú ý về quan hệ tình dục khi mang thai

(46)
Vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu cũng như người bạn đời của mình lo lắng. Việc tìm hiểu kĩ những thông tin liên quan về tác ... [xem thêm]

Sách tô màu: liệu pháp màu sắc giúp giảm stress

(40)
Ngày nay, sách tô màu được yêu thích ở tất cả các lứa tuổi vì đó là cách thú vị nhất để đối phó với tình trạng căng thẳng liên quan đến những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN