Siêu âm thai 4D và những điều mẹ bầu nên biết

(4.18) - 57 đánh giá

Nhiều phụ nữ mong muốn nhìn thấy mặt của con yêu cũng như những cử động của bé dù đang còn trong bụng mẹ nên đã lựa chọn cách siêu âm thai 4D. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ nên dành thời gian tìm hiểu rõ về hình thức siêu âm này trước khi thực hiện nhé!

Khi được khẳng định rằng đã mang thai, mẹ bầu có thể phải thực hiện nhiều xét nghiệm khi trong thai kỳ để đảm bảo bé yêu đang phát triển khỏe mạnh. Đôi khi, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định thực hiện siêu âm thai 4D cho bạn. Ngược lại, có những mẹ bầu do nôn nóng muốn được nhìn thấy con yêu trong bụng nên có ý định thực hiện hình thức siêu âm này.

Dù là bắt đầu từ nguyên nhân gì, bạn vẫn nên hiểu rõ những điều sau về việc siêu âm thai 4D trước khi thực hiện.

Siêu âm thai 4D là gì?

Siêu âm thai 4D là một phương thức tái tạo hình ảnh động của em bé bên trong tử cung của người mẹ bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chuyển động. Trong siêu âm thai 3D, bạn có thể thấy hình ảnh ba chiều của em bé nhưng với siêu âm 4D, những trải nghiệm đó sẽ được đưa lên một tầm cao mới.

Phương pháp này tạo ra những hiệu ứng giống như đang xem video trực tiếp. Khi sử dụng biện pháp siêu âm thai 4D, mẹ bầu có thể thấy được con yêu đang làm gì bên trong bụng mình. Thậm chí nếu may mắn, bạn còn có khả năng bắt gặp hình ảnh thiên thần nhỏ mỉm cười hoặc ngáp nữa đấy.

Siêu âm thai 4D được thực hiện như thế nào?

Siêu âm 4D được thực hiện theo cách thức tương tự như các quy trình siêu âm thai thông thường khác trong thời kỳ mang thai:

  • Mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên một chiếc giường và kéo áo để lộ bụng;
  • Bác sĩ sẽ xoa một loại gel đặc biệt lên vùng bụng của bạn;
  • Kỹ thuật viên sẽ để 1 chiếc máy dò lên trên bụng bạn và di chuyển nó theo hình vòng tròn để có được những hình ảnh tốt nhất.

Siêu âm thai 4D hoạt động thế nào?

Siêu âm 4D giúp tạo ra hình ảnh của em bé từ bên trong tử cung bằng cách:

  • Một thiết bị được gọi là đầu dò sẽ được di chuyển dọc theo bụng của mẹ bầu giúp truyền sóng âm qua bụng và qua tử cung;
  • Những sóng âm này sẽ phản xạ lại cơ thể bé dưới dạng âm vang;
  • Máy chủ sẽ nhận những tín hiệu này và dịch chúng sang màn hình;
  • Khi em bé cử động hoặc chuẩn bị đá vào bụng, bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh trên màn hình siêu âm.

Khi nào có thể thực hiện siêu âm thai 4D?

Bác sĩ sẽ là người biết rõ và tư vấn cho bạn về việc khi nào có thể tiến hành siêu âm thai 4D. Ngoài ra, theo BabyCentre, nếu bạn có ý định thực hiện siêu âm thai 4D thì thời điểm tốt nhất là vào khoảng tuần thai thứ 26 đến 30.

Nguyên nhân là do trước tuần thai thứ 26, lớp da của thai nhi còn mỏng nên xương mặt sẽ lộ ra và bạn khó quan sát được khuôn mặt của con như thế nào. Trong khi đó, sau 30 tuần thai kỳ, đầu của em bé có thể di chuyển sâu xuống vùng xương chậu của bạn và bạn có thể không nhìn thấy được mặt bé.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nhau thai bám mặt trước thì việc quan sát hình ảnh của bé sẽ thuận lợi hơn nếu bạn đến khoảng tuần thai thứ 28.

Bên cạnh đó, thời điểm thực hiện siêu âm thai 4D còn phụ thuộc vào vị trí của thai nhi trong bụng bạn. Nếu thai nhi nằm hướng ra ngoài và có đủ lượng nước ối, bạn sẽ có thể nhìn rõ khuôn mặt của bé. Tuy nhiên, nếu thai quay lưng lại, phần đầu nằm sâu xuống xương chậu hoặc bạn bị thiếu ối thì mọi việc sẽ khó khăn hơn.

Kỹ thuật viên siêu âm có thể yêu cầu bạn đi dạo, hoặc quay lại sau một tuần, khi em bé của bạn có thể đã di chuyển đến một vị trí tốt hơn. Nếu không thể có được góc nhìn tốt để quan sát khuôn mặt của bé, bạn vẫn có thể nhìn thấy ngón tay và ngón chân của con.

Siêu âm thai 4D có an toàn không?

Việc hào hứng khi được nhìn thấy con yêu lần đầu tiên khi bé vẫn còn ở trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc siêu âm 4D chưa hẳn tốt hoàn toàn.

Theo WebMD, siêu âm thai 4D khá an toàn và không gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn. Phương pháp trên cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở thai nhi như dị tật bẩm sinh, hội chứng Down hay thai phù,… và thảo luận với bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Tuy nhiên, đôi khi không phải tất cả các phòng khám đều được trang bị những thiết bị an toàn nhất để thực hiện quét sóng 4D. Điều đó có thể gây hại cho thai nhi mà bạn không thể nhận ra ngay lập tức. Hơn nữa, các chuyên gia từ Daily Mail cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc tiếp xúc quá nhiều với bất kỳ hình thức siêu âm thai nào cũng đều không tốt cho thiên thần nhỏ.

Do đó, trước khi thực hiện siêu âm thai 4D, bạn nên tham khảo trước với bác sĩ và chọn lựa địa chỉ uy tín, đáng tin tưởng nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về siêu âm thai 4D và đưa ra quyết định phù hợp nhất!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

2 phương pháp cho bé ăn dặm dễ dàng

(42)
Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho ... [xem thêm]

7 câu hỏi thường gặp về thai 6 tuần chưa có tim thai

(66)
Hiện tượng thai 6 tuần chưa có tim thai sẽ dễ khiến nhiều mẹ bầu suy nghĩ rằng bé yêu đang gặp vấn đề nhưng sự thật lại không phải như vậy.Nhịp tim ... [xem thêm]

6 bước cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu

(79)
Mẹ chồng nàng dâu là bộ “phim dài tập” trong hầu hết đời sống gia đình người Việt. Người ta vẫn thường khuyên nhau “dĩ hòa vi quý” để bảo toàn ... [xem thêm]

Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD

(33)
Tìm hiểu chungNhiễm Mycoplasma Genitalium STD là gì?Mycoplasma genitalium (MG) lần đầu tiên được xác định vào đầu những năm 1980, là một loại vi khuẩn có thể ... [xem thêm]

Hiểm họa từ hồ bơi có thể khiến trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(89)
Hồ bơi thường là nơi yêu thích của trẻ nhỏ vì ở đây trẻ có thể vẫy vùng, đùa nghịch với nước, đặc biệt là vào những ngày nóng. Thế nhưng, vệ sinh ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(27)
Đau bụng dưới bên trái có thể chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bố mẹ làm thế nào để có cách xử trí hợp ... [xem thêm]

9 lợi ích không ngờ của nụ hôn đối với sức khỏe

(24)
Nhiều người vẫn xem nụ hôn như một cách chân thành để bày tỏ tình cảm yêu thương. Thế nhưng đằng sau mỗi cái hôn ngọt ngào còn ẩn chứa rất nhiều ... [xem thêm]

Mụn đỏ: Báo động đỏ của việc căng thẳng kéo dài

(32)
Việc chịu áp lực, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đỏ nặng nề dễ thấy ở người trẻ tuổi. Từ công việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN