Kiểm tra BMI giúp phát hiện trẻ thừa cân béo phì

(3.54) - 90 đánh giá

Trẻ em ngày nay cũng tất bật chạy đua theo nhịp sống bận rộn. Những ngày học sáng chiều lẫn học thêm ban tối khiến những bữa ăn tươm tất và đủ dinh dưỡng ngày càng trở nên xa vời với bọn trẻ. Nếu quan sát thì trẻ tăng cân hoặc nếu trước đó bác sĩ đã chẩn đoán trẻ thừa cân hoặc có nguy cơ thừa cân, bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát càng sớm càng tốt.

Bạn cần chuẩn bị gì khi đưa con đi khám sức khỏe?

Bác sĩ khám bệnh sẽ có thể hỏi bạn về:

  • Tiền sử thừa cân của trẻ, con bạn có một tỉ số tăng trưởng nào thay đổi không?
  • Điều gì khiến con bạn lại tăng cân như vậy? (ví dụ như do bệnh tật, khủng hoảng gia đình hoặc thuốc);
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và sỏi thận;
  • Vấn đề giấc ngủ, ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Bạn nhận ra con mình đang tăng cân từ khi nào?
  • Bạn đã nỗ lực làm gì để kiểm soát cân nặng của trẻ?
  • Con có ăn phải những thức ăn có hại hay có những biểu hiện xấu như ăn nhanh, nhai không kĩ hay ăn uống quá độ không?
  • Tiền sử tập thể dục hoặc chế độ ăn của con bạn như thế nào?

Chẩn đoán trẻ thừa cân hay không bằng phương pháp BMI

Việc chẩn đoán một đứa trẻ thừa cân là một việc không hề dễ dàng bởi vì chỉ số phát triển của trẻ vô cùng khác biệt theo thời gian, cũng như lượng mỡ trong cơ thể khác biệt giữa bé trai và bé gái.

Một cách để xác định tình trạng cân nặng của một người là chỉ số khối cơ thể (BMI – Body mass index). BMI là chỉ số liên quan giữa cân nặng và chiều cao của một người. BMI của một đứa trẻ đặc trưng cho tuổi và giới tính được gọi là BMI theo tuổi. Chỉ sốBMI là biểu đồ phát triển được thẩm định và công bố bởi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) vào năm 2000.

Phần trăm BMI cơ thể trẻ sẽ được so sánh với những đứa trẻ khác. Ví dụ, nếu BMI của con bạn thuộc bách phân vị (con số cho thấy con bạn nặng hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng tuổi và giới tính) thứ 90, nghĩa là BMI đó lớn hơn BMI của 89% trẻ cùng tuổi và giới tính với con bạn. Phân loại BMI theo tuổi có bách phân vị như sau:

  • Cân nặng khỏe mạnh: 5 – 84;
  • Thừa cân: 85 – 94;
  • Béo phì: lớn hơn hoặc bằng 95.

Nguyên nhân nào khiến trẻ thừa cân?

Những nguyên nhân khiến trẻ thừa cân bao gồm hội chứng Prader-Willi, suy giáp, hội chứng Cushing hoặc một số nguyên nhân tinh thần như áp lực, lo lắng và rối loạn ăn uống.

Bác sĩ sẽ tiến hành một số thử nghiệm xác định những nguyên nhân này bằng cách như:

  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp hoặc hormone tuyến giáp nhằm xác định chức năng tuyến giáp;
  • Xét nghiệm nồng độ glucose trong máu nhằm xác định mức độ đường trong máu để kiểm tra khả năng trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Xét nghiệm nồng độ cortisol tự do trong nước tiểu, xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu nhằm xác định mức độ chức năng của tuyến thượng thận hoặc tuyến yên;
  • Thử nghiệm ức chế dexomethasome qua đêm nhằm khảo sát hội chứng Cushing. Cơ thể tăng chức năng tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất quá nhiều cortisol;
  • Kiểm tra các chức năng phổi, như hô hấp ký nhằm kiểm tra khả năng thông khí của con bạn, mất bao lâu để trẻ thực hiện một chu kì gồm lấy khí vào phổi và đẩy khí ra ngoài. Ngoài ra ,còn kiểm tra phổi con bạn có khả năng lấy oxy và thải cacbon dioxit tốt hay không. Xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán con bạn có mắc bệnh phổi không và tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử uống thuốc của con với những loại thuốc có thể gây tăng cân, ví dụ như:

  • Thuốc chống trầm cảm như là amitriptyline, desipramine (Norpramin®) và imipramine (Tofranil®);
  • Corticosteroids như là cortisone (Cortone®), hydrocortisone (Cortef®) và prednisone;
  • Thuốc chống động kinh như divalproex (Depakote®) và gabapentin (Neurotin®);

Việc đảm bảo chế độ ăn lành mạnh cũng như sớm đưa trẻ đến khám bác sĩ và tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ thừa cân sẽ giúp con bạn ổn định lại cân nặng và khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 loại dầu mát xa tốt cho trẻ nhỏ

(74)
Massage có thể mang đến cho bé cảm giác dễ chịu, giảm đau bụng và hạn chế các vấn đề về da. Tuy nhiên, nên chọn dầu massage cho bé như thế nào lại là ... [xem thêm]

Ham muốn ở phụ nữ và đàn ông: khác biệt bất ngờ!

(87)
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ham muốn tình dục ở nam giới không chỉ mạnh hơn mà còn đơn giản hơn rất nhiều so với phụ nữ. Trái lại, nữ giới khó kìm ... [xem thêm]

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả?

(75)
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về bệnh sẽ ... [xem thêm]

Con trai chơi búp bê: Đừng hoảng bố mẹ nhé!

(59)
Khi thấy con trai chơi búp bê, có thể nhiều bố mẹ lo lắng và cấm cản không cho con chơi vì nghĩ món đồ chơi này không phù hợp với giới tính của con. Thế ... [xem thêm]

Bật mí 2 công thức làm nước ép lô hội thơm ngon dễ làm

(57)
Nước ép lô hội được lấy từ lá của cây lô hội hay còn gọi bằng cái tên khác là nha đam. Ngoài công dụng chữa cháy nắng, nước ép lô hội còn rất có ... [xem thêm]

Khi sữa tiết quá nhiều, mẹ phải làm sao đây?

(70)
Trong quá trình chăm sóc con, mẹ tiết sữa quá nhiều có thể khiến trẻ bị sặc. Khi gặp tình huống này, bạn đã biết cách xử lý? Hãy tham khảo bài viết này ... [xem thêm]

Mối nguy từ phỏng do hóa chất

(76)
Tìm hiểu chungBỏng là bệnh gì?Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là ... [xem thêm]

11 sai lầm khi nặn mụn khiến da bạn dễ bị sẹo

(18)
Nặn mụn là một trong những cách loại bỏ mụn nhanh nhất. Nhưng nếu bạn mắc phải những sai lầm khi nặn mụn, tình trạng mụn có thể tệ hơn và dễ bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN