Giải đáp thắc mắc trước khi niềng răng

(4.33) - 89 đánh giá

Nhiều người mơ về một nụ cười đẹp rạng ngời với hàm răng thẳng đều tăm tắp, thế là họ tìm đến biện pháp niềng răng. Nhưng chúng ta thường có nhiều thắc mắc về biện pháp này. Sau đây là lời giải đáp cho 11 thắc mắc trước khi niềng riêng.

1. Niềng răng có làm hỏng men răng và gây sâu răng không?

Sâu răng là do vệ sinh răng miệng kém. Để tránh bị sâu răng, bạn cần đánh răng sau mỗi bữa ăn. Khi niềng răng phải đeo mắc cài vướng víu nên không thể chỉ đánh bằng bàn chải thông thường. Bạn cần sắm 3 bàn chải (một loại bình thường, một chỉnh nha, một có dạng xoắn ốc) cũng như các loại bàn chải khác nhau để làm sạch vùng răng giữa giá đỡ và dây. Dùng các loại máy tăm nước (máy phun được các tia nước mạnh) để làm sạch các mảnh thức ăn bám vào răng cũng rất tốt. Trung bình, bạn cần từ 10 đến 15 phút để làm sạch răng một cách kỹ lưỡng.

Nếu bạn tuân thủ nguyên tắc đánh răng thật kỹ thì men răng sẽ không bị hỏng khi niềng. Nhưng nếu không thường xuyên đánh răng kỹ và giữ gìn vệ sinh răng miệng, trên men răng của bạn sẽ xuất hiện các đốm trắng có màu hơi đục. Những đốm này báo hiệu răng bạn đang ở tình trạng không tốt.

2. Phải đeo niềng răng trong bao lâu?

Đối với những ca khó, quá trình niềng răng có thể kéo dài suốt 4 năm nhưng trung bình, mọi người sẽ đeo niềng răng trong khoảng 1,5 đến 2 năm.

Chất liệu và loại hình của niềng răng cũng tương đối đa dạng: niềng thông thường bằng kim loại, gốm, sapphire, niềng có mắc cài tự buộc bằng kim loại, mắc cài tự buộc bằng gốm và niềng gắn ở mặt trong của răng. Các loại niềng răng có hiệu quả, giá cả cũng như thời gian đeo khác nhau. Trước khi tiến hành niềng răng, bạn hãy tham khảo thông tin và hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc xem loại niềng nào phù hợp với mình.

3. Gắn niềng răng có đau không?

Vì sao có người nói là sẽ đau, nhưng người khác lại bảo không?

Cụ thể như sau: Quá trình niềng răng không gây đau đớn nhưng thường kéo dài khoảng một giờ. Hệ thống niềng răng được lắp vào hàm trên trước, và sau hai tháng thì nha sĩ sẽ lắp tiếp niềng răng cho hàm dưới. Những ngày đầu mới lắp niềng răng là khoảng thời gian phức tạp và khó chịu nhất. Trong những ngày này, tốt hơn hết bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm mềm hay có dạng lỏng như cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền… Sau đó, răng bạn sẽ quen với bộ niềng mới này và cơn đau cũng biến mất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Quy trình niềng răng”

4. Nên đi khám chỉnh nha bao lâu một lần?

Theo khuyến nghị, bạn nên đến bác sĩ chỉnh nha 2 tháng/lần để thay dây. Mỗi lần gặp bác sĩ chỉ thay thế 1 dây (dây dưới hoặc dây trên). Nếu cần, bác sĩ chỉnh nha có thể thêm nhiều vật dụng khác như thun chuỗi, lò xo chỉnh nha.

Ngoài ra, cứ sau 4 tháng, bạn phải đến gặp nha sĩ để vệ sinh chuyên sâu vì có nhiều mảng bám dễ bị mắc kẹt trong niềng răng, nếu để tích tụ lâu ngày sẽ thành cao răng hay gây sâu răng.

5. Trước khi niềng răng có cần nhổ răng khôn hay không?

Điều này còn tùy từng trường hợp. Có người phải nhổ răng khôn để có được hàm răng thẳng đều, có người thì không. Vậy nên, việc nhổ răng khôn trước khi niềng răng không phải lúc nào cũng cần thiết.

6. Nếu niềng răng thì bên trong khoang miệng có bị trầy xước hay viêm loét không?

Bộ niềng siết răng của bạn có công dụng di chuyển răng vào đúng vị trí đẹp. Đôi khi, phần dây dịch chuyển trong khoang miệng và phần cạnh sắc bén của nó làm tổn thương mặt trong má. Để tránh tình trạng này, nha sĩ sẽ dùng sáp chỉnh nha để bọc dây.

7. Khi niềng răng có được ăn uống thoải mái không?

Thực tế cho thấy nhiều người khi đang niềng răng thì cân nặng sẽ giảm. Đó là vì họ cảm thấy phiền khi phải trải qua nhiều công đoạn để chải răng sau khi ăn, dẫn tới ăn ít lại và cân nặng theo đó giảm đi.

Đúng là chúng ta cần ưu tiên các món ăn có dạng lỏng hoặc mềm. Nên ngưng ăn các loại bánh giòn vì chúng có thể làm hỏng niềng răng. Theo khuyến nghị, bạn cũng đừng nên dùng hàm răng đang niềng để trực tiếp cắn các loại thực phẩm được cho là hơi cứng như trái cây. Nếu muốn ăn trái cây, hãy cắt thành miếng.

8. Làm thế nào để ăn uống thoải mái ở nơi công cộng?

Thật bối rối khi ăn uống ở nơi công cộng khi đang niềng răng. Các mẩu thức ăn có thể kẹt lại trong dây, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nụ cười rạng ngời của bạn. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng nó tác động rất lớn đến sự tự tin cá nhân.

Có một cách khá dễ dàng để giải quyết: Hãy mang theo bên mình chỉ nha khoa cùng một bàn chải chuyên dùng cho người niềng răng. Nếu bạn không mang theo gì bên mình, hãy súc miệng với nước. Trước khi niềng răng, bạn nên tìm hiểu thông tin về các dụng cụ làm sạch răng cũng như cách đánh răng cho người đeo niềng.

9. Sau khi tháo mắc cài, răng có bị lệch trở lại không?

Trước khi niềng răng, nhiều người không biết rằng sau khi tháo niềng, sẽ phải đeo một hàm duy trì (retainer). Thiết bị này sẽ giữ cho răng tiếp tục nằm ở đúng vị trí đã chỉnh. Hàm duy trì được đặt ở mặt trong của răng. Đối với những người đã quen đeo niềng răng trong thời gian dài, hàm duy trì sẽ không gây đau đớn hay khó chịu gì trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Trừ một số trường hợp cá biệt, xương hàm và răng quá yếu cần đeo hàm duy trì cả đời, thì hầu hết mọi người chỉ cần đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian khá ngắn. Nếu răng, nướu, xương hàm khỏe mạnh thì chỉ cần đeo hàm duy trì trong khoảng 1-3 tháng. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do vẫn còn trong độ tuổi phát triển nên cần đeo hàm duy trì lâu hơn để đảm bảo cố định vị trí các răng. Mỗi khi hàm cố định bị hỏng thì bạn cần đến gặp nha sĩ.

Ngoài ra, nghiến răng vô thức khi ngủ cũng làm răng bị xô lệch vị trí. Đó là lý do một số người cần đem hàm nhựa chống nghiến trong lúc ngủ.

10. Sau khi tháo niềng có được đi tẩy trắng răng không?

Với ước mơ có nụ cười đẹp hoàn hảo, sau khi tháo niềng, nhiều người muốn đi tẩy trắng răng. Nhưng các bác sĩ khuyên bạn không nên làm điều đó ngay lập tức. Thậm chí, có bác sĩ còn không đồng ý với việc tẩy trắng răng vì quy trình này rửa trôi canxi và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Tốt nhất là hãy đợi 6 tháng sau khi tháo niềng rồi hãy tính đến chuyện làm trắng răng. Nếu quyết tâm tẩy trắng răng cho đẹp, bạn nên thực hiện củng cố răng bằng keo canxi đặc biệt trước khi thực sự tiến hành tẩy trắng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Bật mí cho bạn cách tẩy trắng răng hiệu quả và ăn toàn”

11. Người lớn có được niềng răng không?

Trước khi niềng răng, bạn cần chắc chắc rằng mình không thuộc diện: Phụ nữ có thai và cho con bú, những người bị viêm nha chu nặng và trẻ chưa thay đủ răng. Đây là các đối tượng được khuyến nghị không nên niềng răng. Người lớn có thể niềng răng, nhưng thời gian đeo niềng sẽ lâu hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên.

Trước khi tiến hành niềng răng, bạn cần đến gặp bác sĩ nha chu để đảm bảo nướu của mình đủ khỏe.

Một số người trưởng thành còn được bác sĩ khuyến nghị đi niềng răng, chẳng hạn như trường hợp muốn trồng lại răng đã gãy thì phải đi niềng răng trước khi trồng răng giả. Bởi lẽ, khi một chiếc răng bị gãy, những chiếc răng khác cũng dần bị xô lệch khỏi vị trí của chúng. Nếu muốn trồng răng giả lấp vào chỗ chiếc răng cũ đã gãy, đôi khi bạn phải niềng để chỉnh lại vị trí các răng xung quanh, dành chỗ cho chiếc răng giả mới sẽ trồng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã biết gì về phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ?

(20)
Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ thực sự không phải là một thủ thuật đơn lẻ. Đó là một thuật ngữ được sử dụng cho một loạt các ca phẫu thuật ... [xem thêm]

Tác dụng phụ không ngờ của detox mọi người nên tránh

(40)
Detox có giúp thanh lọc cơ thể và giảm cân hiệu quả như mọi người vẫn nói? Liệu detox có tác dụng phụ gì không?Nếu gần đây bạn hay tiêu thụ thức ăn ... [xem thêm]

6 dưỡng chất bổ sung sức khỏe cho tim

(70)
Dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho xương, cơ bắp của bạn và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Còn tim thì sao? Nghiên cứu cho thấy rằng một số ... [xem thêm]

Đường bổ sung

(23)
Đường là gì? Đường là chất làm ngọt cung cấp năng lượng được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống để tạo vị ngọt, cấu trúc, khối lượng và dung ... [xem thêm]

12 bí quyết giúp bạn có mái tóc dài bóng mượt với mật ong

(20)
Bạn muốn có một mái tóc thướt tha dịu dàng? Hãy thử làm tóc dài bằng mật ong để tóc không những dài nhanh hơn mà còn giúp bạn ngăn ngừa rụng tóc nhé. ... [xem thêm]

Vitamin E trong chế độ ăn của bé

(37)
Tác dụngTác dụng của vitamin E là gì?Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Đây là một loại ... [xem thêm]

Hiện tượng sẩy thai không hoàn toàn: Vì sao lại xảy ra?

(48)
Sẩy thai không hoàn toàn là điều chẳng ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ chính bản thân mẹ bầu cho đến yếu tố môi trường. Sẩy ... [xem thêm]

Những cách điều trị basedow bạn nên biết

(13)
Bệnh basedow liên quan đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp hoặc cường giáp. Việc điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN