Vitamin E trong chế độ ăn của bé

(4.2) - 37 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của vitamin E là gì?

Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Đây là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, góp phần trong nhiều quá trình của cơ thể.

Công dụng của viatmin E là điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh có thể cần bổ sung thêm vitamin E.

Cách dùng vitamin E là gì?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng vitamin E, chẳng hạn như viên uống vitamin E, kem vitamin E bôi mặt…

Sử dụng các sản phẩm vitamin E đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài hơn so với khuyến cáo. Tác dụng của vitamin E có thể phát huy tối đa nếu bạn dùng với thực phẩm phù hợp.

Đối với dạng dung dịch, bạn đo thuốc bằng ống tiêm, muỗng hoặc ly thuốc đặc biệt được cung cấp. Nếu bạn không có một thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ.

Thuốc lỏng chứa đường hóa học có thể chứa phenylalanine. Kiểm tra nhãn thuốc nếu bạn mắc bệnh phenylketon niệu (PKU).

Nếu bạn cần phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật y khoa, cho bác sĩ phẫu thuật biết bạn đang sử dụng vitamin E. Bạn có thể cần phải ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vitamin E cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu vitamin E:

Liều điều trị: 60-75 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

Liều phòng ngừa: 30 đơn vị uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn vận động Tardive:

600-1600 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

450 đơn vị uống mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Alzheimer:

1000 đơn vị uống hai lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn cần bổ sung chế độ ăn uống:

Dung dịch uống (AQUA-E): 200 đơn vị (10 mL) đường uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng vitamin E cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu Vitamin E:

1 đơn vị/kg/ngày, uống vitamin E hỗn hợp với nước.

Liều dùng thông thường cho trẻ em phòng ngừa bệnh võng mạc:

Phòng ngừa bệnh võng mạc do sinh non hoặc loạn sản phế quản phổi (BPD) thứ cấp để điều trị bằng oxy: 15-30 đơn vị/kg/ngày để duy trì nồng độ trong huyết tương ở mức 1,5-2 mcg/ml (có thể cần liều cao như 100 đơn vị/kg/ngày). Lưu ý: AAP xem xét không khuyến cáo sử dụng liều và đường dùng này.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

Uống 100 đến 400 đơn vị/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bổ sung ăn uống:

Cách dùng: 1 đơn vị vitamin E = 1 mg dl-alpha-tocopherol acetate.

Đường uống:

Sử dụng đủ:

1 đến dưới 6 tháng: 4 đơn vị hàng ngày.

6 đến dưới 12 tháng: 5 đơn vị hàng ngày.

Khuyến cáo hàng ngày cho phép (RDA):

1-3 tuổi: 6 đơn vị hàng ngày.

4-8 tuổi: 7 đơn vị hàng ngày.

9-13 tuổi: 11 đơn vị hàng ngày.

13 tuổi và lớn hơn: 15 đơn vị hàng ngày.

Vitamin E có những dạng nào?

Vitamin E có những dạng sau:

  • Dạng lỏng
  • Dung dịch
  • Viên nén
  • Viên nang lỏng
  • Viên nén nhai
  • Bột pha dung dịch
  • Viên nang vitamin E

Những thực phẩm giàu vitamin E là gì?

Nếu vẫn chưa biết vitamin E có trong thực phẩm nào, bạn có thể tham khảo một số loại như sau:

  • Hạnh nhân. 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E. Bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân.
  • Củ cải. Củ cải cung cấp khoảng 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày.
  • Hạt dẻ. Hạt dẻ chứa nhiều viatmin E và các chất dinh dưỡng khác.
  • Rau cải xanh. Rau cải xanh cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin E, A, C, K và folate.
  • Rau bina. Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và folate.
  • Bơ. Bạn có biết nửa quả bơ có chứa tới 2mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.
  • Bông cải xanh. Bông cài xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của vitamin E là gì?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng với vitamin E: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng uống vitamin E và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Đau đầu, chóng mặt, thay đổi thị lực
  • Cảm giác choáng váng, muốn ngất xỉu
  • Suy nhược bất thường hoặc cảm giác mệt mỏi
  • Tiêu chảy, đau bụng
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng)

Ngoài ra, tác dụng phụ thông thường có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Phát ban nhẹ

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc

Vitamin E có thể tương tác với thuốc nào?

Uống vitamin E với một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc dùng chung, bác sĩ có thể đề ra giải pháp thay đổi liều dùng hoặc tần suất sử dụng chúng. Hãy tham vấn cùng các chuyên gia để biết thêm chi tiết về các loại thuốc này.

Những tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vitamin E là gì?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vấn đề về máu. Khi dùng vitamin E với liều lượng lớn hơn 800 đơn vị mỗi ngày trong thời gian dài có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bật mí 10 bí quyết giúp sinh con khỏe mạnh và thông minh

(62)
Ai cũng muốn sinh con khỏe mạnh và thông minh. Vậy những bí quyết nào sẽ giúp mẹ bầu đạt được kỳ vọng đó? Không chỉ sức khỏe mà cả trí thông minh ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(53)
Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…Sau những tháng đầu ... [xem thêm]

Khi nào mẹ không nên cho con bú?

(75)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và quý giá cho bé yêu. Song có nhiều lý do khác nhau từ phía bạn và bé mà có thể bạn không nên cho con bú sữa mẹ. Cho ... [xem thêm]

Mách bạn 3 loại thực phẩm dễ tiêu hóa

(27)
Không phải lúc nào dạ dày của bạn cũng luôn trong tình trạng ổn định. Sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa trong thời gian này sẽ giúp cải thiện tình hình.Đôi ... [xem thêm]

Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

(94)
Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

(71)
Nhiều người trong số chúng ta đều đã từng bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Tuy vậy, đây không phải là rắc rối duy nhất khi mắc bệnh đau dạ dày mà ... [xem thêm]

Bật mí 7 dấu hiệu của sự căng thẳng

(89)
Trong cuộc sống bộn bề ngày nay, không khó tránh khỏi những áp lực, mệt mỏi dễ khiến con người ta căng thẳng. Bạn đã biết dấu hiệu của sự căng thẳng? ... [xem thêm]

7 biến chứng trong quá trình sinh nở thường gặp

(17)
Quá trình sinh nở là một hành trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Tìm hiểu kỹ những biến chứng trong quá trình sinh nở và nguyên nhân có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN