Những giấc mơ lặp đi lặp lại có thể là cách tâm trí mách bảo bạn điều gì đó
Bạn có từng gặp cùng một cơn ác mộng lần này đến lần khác không? Loewenberg gợi ý bạn nên tìm kiếm các thông điệp tiềm ẩn trong những giấc mơ định kỳ đó để có thể giải thoát bản thân khỏi chúng. Ví dụ, ác mộng mà chúng ta thường hay gặp nhất liên quan đến việc gãy hay mẻ răng, điều này có thể do chúng ta nghĩ về những gì răng và miệng tượng trưng. Đối với tâm trí đang mơ, răng của bạn, cũng như những phần khác của miệng là biểu tượng của lời nói. Việc chú ý đến răng trong mơ giúp bạn giám sát và cải thiện cách bạn giao tiếp.
Bạn có thể kiểm soát giấc mơ của mình
Nội dung của bộ phim điện ảnh mới Inception kể về con người có thể nắm dây cương và biến những giấc mơ thành bất cứ điều gì chúng ta muốn. Tuy vậy, điều đó không hẳn là điều ảo tưởng chỉ có trong phim Hollywood. Theo kết quả của cuộc khảo sát mới trên 3000 người, kiểm soát giấc mơ hay “giấc mơ sáng suốt” có thể trở thành sự thật. Thật ra, 64,9% những người làm khảo sát nói rằng họ nhận thức được bản thân đang mơ trong giấc mơ, 34% nói rằng thỉnh thoảng họ có thể kiểm soát những chuyện xảy ra trong giấc mơ của mình.
Nắm bắt nội dung giấc mơ không phải là kỹ năng mà ai cũng có, nhưng theo như Tiến sĩ Kelly Bulkeley – một nhà nghiên cứu giấc mơ và học giả thỉnh giảng tại Hội Thần học sau đại học tại Berkley, California – thì việc kiểm soát nội dung giấc mơ có thể được phát triển. Tiến sĩ Bulkeley gợi ý phương pháp đặc biệt hữu hiệu cho những người phải chịu đựng những cơn ác mộng thường kỳ đó là bạn nên tự động viên bản thân trước khi đi ngủ bằng cách nói: nếu tôi mơ lại giấc mơ đó, tôi sẽ cố gắng nhớ rằng nó chỉ là một giấc mơ và nhận thức được điều đó.
Khi bạn học được cách nhận thức được rằng bản thân đang mơ, bạn không chỉ có sức mạnh điều khiển giấc mơ của mình mà còn rèn luyện tâm trí của mình tránh khỏi ác mộng ngay từ đầu. Theo Tiến sĩ Bulkeley, “giấc mơ sáng suốt” giúp tăng khả năng học tập trong trạng thái mơ.
Bạn không cần phải ngủ để mơ
Hóa ra, bạn có thể mơ khi đang trên bàn làm việc, trong xe hay thậm chí trong trận bóng của con trai. Giấc mơ tỉnh – đừng nhầm lẫn với mơ mộng (day-dream) nhé – là thật và có thể dễ dàng thực hiện. Theo Tiến sĩ Bulkeley, mơ khi đang thức liên quan đến việc khai thác trí tưởng tượng chủ động của bạn. Đầu tiên, hãy nghĩ về giấc mơ bạn có gần đây (tốt nhất nên là giấc mơ đẹp), tìm một nơi tạm thời yên tĩnh và mơ lại giấc mơ đó trong sự nhận thức tỉnh táo của mình và để giấc mơ được tái diễn.
Giấc mơ tỉnh có thể được sử dụng như một phương thức thư giãn vì nó có thể giúp tâm trí của bạn xử lý một giấc mơ khó hiểu, tạo ra nhiều tương tác sáng suốt giữa những phần không có nhận thức và những phần tỉnh táo của tâm trí.
Bạn không thể đọc hoặc nói giờ chính xác khi đang mơ
Nếu bạn không chắc mình có đang mơ hay không, hãy thử đọc một cái gì đó. Đa số mọi người đều không có khả năng đọc trong những giấc mơ của họ. Việc xem giờ cũng tương tự như vậy: trong mơ, mỗi lần nhìn vào đồng hồ, bạn sẽ thấy một giờ khác nhau và theo những người có giấc mơ “sáng suốt”, họ không nhìn thấy kim đồng hồ chuyển độn
Những giấc mơ linh cảm
Có không ít trường hợp đáng kinh ngạc về những người thực sự mơ về những điều sẽ xảy đến với họ sau đó theo đúng cách mà họ đã mơ. Bạn có thể cho rằng họ có khả năng nhìn trước tương lai hoặc chỉ là sự trùng hợp. Tuy nhiên, thực tế là đâu đó vẫn có những hiện tượng thú vị và kỳ quái xảy ra. Dưới đây là một vài giấc mơ linh cảm nổi tiếng có thể khiến bạn nổi da gà về độ chính xác của nó:
- Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã mơ thấy có kẻ ám sát mình trước khi bị ám sát vào ngày 14/04/1865;
- Rất nhiều nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ đã có giấc mơ cảnh báo họ về cuộc thảm họa;
- Nhà văn, nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mỹ Mark Twain đã mơ thấy cái chết của anh trai mình;
- 19 giấc mơ tiên tri đã được xác nhận về thảm họa chìm tàu Titanic.
Các phát minh lấy ý tưởng từ những giấc mơ
Giấc mơ chịu trách nhiệm cho nhiều phát minh vĩ đại của loài người, ví dụ như:
- Ý tưởng về Google của Larry Page;
- Máy phát điện xoay chiều của Tesla;
- Hình dạng xoắn ốc đôi của AND của James Watson;
- Máy may của Elias Howe;
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dimitri Mendeleyev.
Và còn rất nhiều, rất nhiều ý tưởng xuất phát từ giấc mơ khác nữa.