Các lựa chọn phẫu thuật ung thư vú

(3.87) - 79 đánh giá

Ung thư vú thường được điều trị bằng việc phẫu thuật, nhưng hiện nay có nhiều dạng phẫu thuật để bạn cân nhắc lựa chọn. Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố để có được lựa chọn phẫu thuật ung thư vú tốt nhất cho bạn.

Tổng quan

Khi ung thư vú được phát hiện sớm, bệnh thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ áp dụng loại phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh, và thường dựa trên hai yếu tố chính là kích cỡ của khối u ung thư và liệu nó đã lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể chưa. Kích cỡ ngực và các ưu tiên cá nhân cũng phải được xem xét trước khi bắt đầu kế hoạch điều trị.

Có 2 loại phẫu thuật chính nhằm loại bỏ các tế bào ung thư và xem xét liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ phẫu thuật phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết có thể bị loại bỏ như là một phần của phẫu thuật.

Bạn nên tìm hiểu thêm về các loại phẫu thuật điều trị ung thư vú. Điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Các lựa chọn phẫu thuật ung thư vú

1. Phẫu thuật bảo tồn vú

Cắt bỏ khối u ở vú là loại phẫu thuật chỉ loại bỏ các tế bào ung thư hoặc khối u trong vú. Nó cũng loại bỏ một phần nhỏ các mô khỏe mạnh xung quanh. Cắt bỏ khối u ở vú cũng được gọi là phẫu thuật bảo tồn vú hay phẫu thuật cắt góc tư vú.

Sau khi cắt bỏ khối u ở vú, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp xạ trị tại chỗ trong lúc phẫu thuật hoặc xạ trị ngoài thành ngực sau phẫu thuật khi vết mổ đã lành. Liệu pháp này sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư có kích thước siêu nhỏ có thể còn sót lại sau phẫu thuật. Xạ trị sử dụng thiết bị nhắm đích chính xác để tập hợp chùm tia năng lượng chỉ trên khu vực bị ảnh hưởng bởi ung thư.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị thành ngực là tổn thương da tương tự như bị cháy nắng. Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn giúp giảm nguy cơ tái phát tại chỗ tuyến vú.

Điều trị bằng thuốc, được gọi là liệu pháp hỗ trợ trị liệu, có thể được thực hiện sau khi phẫu thuật. Điều này nhằm giảm các nguy cơ ung thư lan tràn ra các vùng khác khỏi tuyến vú. Hóa trị bao gồm các loại thuốc dùng để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có nhiều tác dụng phụ, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Rụng tóc
  • Giảm số lượng tế bào máu.

Các thuốc hóa trị thế hệ mới có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ khiến chúng dễ được kiểm soát hơn.

Ngoài ra, thuốc nội tiết với tên gọi khác là thuốc kháng estrogen. Tùy thuộc vào sự nhạy cảm kích thích tố của bệnh ung thư và các yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng estrogen. Thuốc có thể dùng qua đường uống và các tác dụng phụ nói chung thường nhẹ.

2. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú

Hiện nay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú được ưu tiên lựa chọn hơn phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú. Cắt bỏ tuyến vú là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ vú. Kết quả điều trị phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú là tương đương nhau. Tuy nhiên, một số phụ nữ lựa chọn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú vì tâm lý để bảo đảm chắc chắn rằng đã loại bỏ được hoàn toàn khối ung thư vú.

Đối với phẫu thuật cắt tuyến vú đơn giản, phẫu thuật viên sẽ loại bỏ toàn bộ vú. Nhưng bác sĩ không loại bỏ các hạch bạch huyết dưới cánh tay hay các mô cơ dưới ngực.

Đối với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú tận gốc biến đổi cũng tương tự như phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú đơn giản. Tuy nhiên, trong phẫu thuật này, các hạch bạch huyết vùng nách cũng được loại bỏ.

Ngoài việc loại bỏ vú và các hạch bạch huyết vùng, bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ các cơ ngực ở phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú tận gốc. Các di chứng do phẫu thuật cắt bỏ bộ tuyến vú tận gốc là nhiều hơn rõ ràng so với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú tận gốc biến đổi. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú có thể chọn loại bỏ cả hai vú, được gọi là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú 2 bên. Điều này có thể ngăn ngừa ung thư phát triển sang vú bên kia.

3. Phẫu thuật hạch bạch huyết

Có hai phẫu thuật cơ bản được thực hiện nhằm tìm hiểu xem liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần vú chưa. Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các mạch và các hạch vận chuyển một chất dịch gọi là bạch huyết đi khắp cơ thể. Hệ thống bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch cơ thể. Các hạch bạch huyết chiến đấu chống lại sự nhiễm trùng và lọc các độc tố trong cơ thể.

Hạch bạch huyết đầu tiên bị xâm lấn bởi tế bào ung thư vú được gọi là hạch lính gác. Nó nằm trong một nhóm các hạch bạch huyết ở nách. Trong một thủ thuật gọi là sinh thiết hạch lính gác (SLNB), bác sĩ cắt lấy hạch lính gác. Hạch này sau đó sẽ được gửi cắt lạnh xem liệu nó có chứa bất kỳ tế bào ung thư nào không. Nếu không có tế bào ung thư nào được tìm thấy trong hạch lính gác, nhiều khả năng là bạn sẽ không cần phải loại bỏ thêm hạch bạch huyết nào nữa.

Nếu có các tế bào ung thư trong hạch lính gác, bước tiếp theo là tiến hành một phẫu thuật gọi phẫu thuật nạo hạch nách (ALND). ALND liên quan đến việc loại bỏ nhiều hạch bạch huyết vùng nách. Các hạch bạch huyết này được kiểm tra về sự hiện diện các tế bào ung thư. Phẫu thuật này có thể được hoàn thành cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hay phẫu thuật bảo tồn vú. Ngoài ra, nó cũng có thể được thực hiện như là một phẫu thuật riêng biệt.

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của ALND là phù bạch huyết. Phù bạch huyết là sự sưng lên của cánh tay do tích tụ dịch bạch huyết.

4. Tái tạo vú

Nhiều phụ nữ lựa chọn tái tạo lại vú sau khi phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ do ung thư. Điều này được gọi là tái tạo vú. Việc tái tạo vú đôi khi cũng được thực hiện ngay lúc phẫu thuật hoặc sau đó. Bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng da, cơ và mỡ của bạn (được lấy từ bụng hay một bộ phận khác của cơ thể bạn) để tái tạo lại hình dạng ngực ban đầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng túi độn chứa nước muối hay chứa đầy silicon để tạo hình ngực.

Đã có những lo ngại về độ an toàn của các túi độn silicon, nhưng những tiến bộ trong công nghệ đã giải quyết được những lo ngại trên. Túi độn gel silicone kết dính – một phiên bản mới hơn, dày hơn của chất liệu silicon – hiện nay được sử dụng khá phổ biến.

Nếu bạn có quan tâm đến phẫu thuật tái tạo vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia tái tạo vú. Họ có thể trao đổi với bạn về các lựa chọn của bạn và các nguy cơ đi kèm với thủ thuật này.

Phẫu thuật ung thư vú có thể để lại những hậu quả cả về thể chất và tâm lý. Quan tâm vào những cảm xúc của bạn trước và sau khi phẫu thuật là một phần quan trọng của quá trình chống chọi lại bệnh. Tuy nhiên, sự phát triển của các loại phẫu thuật tiên tiến ngày nay và các kỹ thuật tái tạo sẽ giúp giảm nhẹ các ảnh hưởng dài hạn của phẫu thuật ung thư vú.

Bạn cần ghi nhớ điều gì?

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả các lựa chọn và phương pháp điều trị. Việc bạn tiếp nhận ý kiến người khác về việc phẫu thuật và điều trị của bạn có thể giúp bạn yên tâm hơn. Phẫu thuật ung thư vú có thể là một quyết định thay đổi cuộc sống của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vệ sinh giấc ngủ để tỉnh táo mỗi sáng mai

(48)
Nếu có thói quen “vệ sinh giấc ngủ” mỗi ngày, bạn không những sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn mà còn luôn cảm thấy tỉnh táo mỗi sáng mai thức ... [xem thêm]

Vi lượng đồng căn: Liệu pháp “lấy độc trị độc”

(28)
Vi lượng đồng căn là liệu pháp trị liệu thuốc tự nhiên được sử dụng trên toàn thế giới trong hơn 200 năm để điều trị cả bệnh cấp tính và mãn ... [xem thêm]

Chăm sóc da tay và chân để tự tin diện trang phục quyến rũ

(10)
Bạn muốn diện chiếc váy quyến rũ nhưng ngại làn da không đều màu? Hãy dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để chăm sóc da tay và chân, tình hình sẽ khác hẳn! ... [xem thêm]

Mụn ẩn ở dưới da: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

(27)
Trong tất cả các loại mụn, có lẽ loại gây khó chịu và phổ biến nhất chính là mụn ẩn ở dưới da. Không sưng đau như mụn mủ, không mất thẩm mỹ như ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn sống chung với bệnh mãn tính

(42)
Bệnh mãn tính không hề dễ chữa mà còn gây ra biết bao đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khiến bệnh dễ chịu hơn với một số bí quyết giảm ... [xem thêm]

Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cách đo nhiệt kế thủy ngân đúng cách

(65)
Nhiệt kế thủy ngân (còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân) là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách ... [xem thêm]

Cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn với nước mật ong (Phần 2)

(96)
Chỉ cần nghe tới nước mật ong, bạn cũng có thể cảm nhận được công dụng tuyệt vời của nó phần nào. Vậy lợi ích sức khỏe trà mật ong mang lại là ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(95)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN