14 dấu hiệu mang thai đôi thường gặp mà bà bầu nên biết

(3.55) - 59 đánh giá

Mang thai đôi là một điều kỳ diệu nhưng đi kèm với đó cũng có rất nhiều nguy cơ. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu mang thai đôi sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé cưng tốt nhất.

Mang thai là hành trình chứa đựng rất nhiều cung bậc cảm xúc. Đặc biệt, nếu mang thai đôi, bạn sẽ còn có những trải nghiệm đáng nhớ hơn rất nhiều bởi đan xen giữa sự vui sướng khi có đến 2 bé cưng sẽ là những cảm xúc lo lắng vì việc mang thai đôi ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Thế nhưng, làm thế nào để biết mình đang mang thai đôi? Hãy xem tiếp những chia sẻ sau của Chúng tôi để biết thêm một số dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất nhé.

3 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất

Mỗi mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu thai đôi khác nhau nhưng phổ biến là:

1. Nồng độ hCG cao

Nồng độ hCG trong máu và nước tiểu cao hơn bình thường là một trong những dấu hiệu mang thai đôi sớm và thường được phát hiện trong 2 tuần đầu tiên. HCG là một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai và được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu.

2. Ốm nghén nặng

Tình trạng ốm nghén nặng xuất hiện trong ba tháng đầu tiên và có liên quan đến nồng độ β-hCG trong máu. Phụ nữ mang đa thai thường bị buồn nôn và nôn nhiều hơn so với bình thường. Không những vậy, tình trạng này còn có thể kéo dài lâu hơn và thường giảm bớt khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai.

3. Trực giác

Đôi khi, bạn sẽ hoàn toàn không có dấu hiệu mang thai đôi nào hết hoặc cũng có thể bạn chỉ có các dấu hiệu bình thường khi mang thai như mệt mỏi, buồn nôn, nôn và chuột rút. Những lúc như vầy, bạn có thể nhận biết được mình mang thai đôi dựa trên trực giác của bản thân. Và tất nhiên, điều này không phải đúng với mọi bà mẹ.

14 dấu hiệu mang song thai khác bạn không nên bỏ qua

Ngoài các đặc điểm bên trên, còn có các dấu hiệu song thai khác mà bạn có thể chú ý gồm:

  • Tăng cân quá nhanh: Điều này khá là hiển nhiên bởi trong cơ thể bạn có đến 2 mầm sống đang phát triển.
  • Bụng to hơn phụ nữ mang thai bình thường: Đây có thể dấu hiệu mang thai đôi dễ nhận diện nhất.
  • Huyết áp cao: Ở giai đoạn đầu, phụ nữ mang thai đôi thường có huyết áp tâm trương thấp hơn nhưng lại tăng lên rất nhanh. Do đó, phụ nữ mang thai đôi rất dễ gặp phải các biến chứng thai kỳ.
  • Mệt mỏi cực độ: Bụng to hơn, cân nặng tăng nhanh, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để đảm bảo sức khỏe của 2 bé cưng, những điều này có thể khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
  • Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn: Mặc dù có một số tranh luận về điều này nhưng theo kinh nghiệm mang thai đôi của nhiều mẹ bầu thì em bé sẽ cử động sớm và thường xuyên hơn.
  • Khó thở: Nguyên nhân chủ yếu là do lượng dịch ối tích tụ nhiều khiến không gian trong bụng bị chèn ép và đè lên các cơ quan khác như phổi, dẫn đến khó thở. Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng phụ nữ mang thai đôi thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Tình trạng này cũng khá phổ biến ở các trường hợp mang thai bình thường. Tuy nhiên mang song thai sẽ khiến các bệnh về tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đau lưng: Đây cũng là dấu hiệu mang thai đôi thường gặp do tử cung to ra gây nhiều áp lực lên lưng.
  • Mất ngủ: Trong thời gian mang thai, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ như khó chịu, tư thế không phù hợp, đau nhức, khó thở…
  • Trầm cảm: Mang thai đôi cũng khiến bạn dễ bị căng thẳng, áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo nghiên cứu, có đến 1/3 các bà mẹ mang thai đôi bị trầm cảm khi mang thai.
  • Đau vú: Đây là một triệu chứng thường thấy trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7. Quầng vú và xung quanh núm vú có thể sẫm màu hơn so với bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên: Trong giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung to ra sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến bà bầu có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Đau bụng dưới: Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhưng nếu mang thai đôi, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu hơn gấp nhiều lần.
  • Tim đập nhanh: Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi huyết áp và lưu lượng máu trong thời gian mang thai.
  • Khi nào siêu âm biết mang thai đôi?

    Siêu âm là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán mang thai đôi. Thời gian tốt nhất để chẩn đoán là trong ba tháng đầu. Nếu bác sĩ nhìn thấy hai nhau thai riêng biệt, chắc chắn là bạn đã mang thai đôi.

    Bạn có thể phát hiện mình mang thai đôi ngay từ lần khám thai đầu tiên, khoảng tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, điều này sẽ được khẳng định chắc chắn hơn ở tuần 10 – 12 của thai kỳ do ở thời điểm này bác sĩ mới có thể thấy rõ ràng hình thái và tim thai.

    Ngoài siêu âm, bạn có thể được chẩn đoán mang thai đôi thông các phương pháp như:

    • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe tim thai để xác định nhịp tim thai nhi trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20. Nếu khi nghe tim thai, bác sĩ phát hiện có nhiều hơn 1 nhịp tim thì bạn cần làm siêu âm để xác nhận số phôi thai.
    • Chụp cộng hưởng từ: Nếu nghi ngờ chẩn đoán kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để hỗ trợ. Nhiều người sợ việc chụp MRI có thể gây hại trong thai kỳ. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã khẳng định chụp MRI trong ba tháng đầu mang thai là điều an toàn, tuy nhiên, nếu có ý định làm xét nghiệm này, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Bà bầu mang thai đôi tăng cân như thế nào?

    Những bà bầu mang thai đôi sẽ tăng cân nhanh hơn so với bình thường. Theo các bác sĩ, những bà mẹ mang thai đôi sẽ tăng trung bình từ 16 đến 25kg. Trong đó, khoảng 4,5 đến 5,5 kg sẽ là cân nặng của các bé, phần còn lại sẽ là nước ối, máu, nhau thai, chất béo dự trữ… Sau khi sinh, bạn sẽ giảm từ 10 đến 13 kg trong 2 đến 5 tuần. Như vậy, sau khi mang thai và sinh con xong, trung bình bà bầu mang thai đôi sẽ tăng thêm từ 5,5 đến 7 kg so với thời điểm trước khi mang thai.

    • Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng từ 2 đến 3 kg. Cũng có trường hợp mẹ bị giảm cân do ốm nghén nghiêm trọng. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo các bé cưng được cung cấp đủ dinh dưỡng.

    • Tam cá nguyệt thứ hai là lúc bà bầu tăng cân nhiều nhất, thường là từ 0,5 đến 0,7 kg mỗi tuần. Ở giai đoạn này, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, canxi, protein và tinh bột.
    • Trong tam cá nguyệt thứ 3, phụ nữ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 1 kg mỗi tuần. Ở tuần thai thứ 32, mỗi bé sẽ nặng khoảng 1,8 đến 2 kg. Bụng rất to và việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn hơn.

    Việc nhận ra bản thân sẽ chào đón cặp song sinh nhờ những dấu hiệu mang thai đôi hẳn sẽ là một khoảnh khắc cực kỳ thú vị cho bạn và người thân. Nếu bạn còn có những băn khoăn về quá trình mang thai đôi nhưng chưa biết hỏi ai, vậy đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    10 lời khuyên giúp phụ nữ đẹp hơn mỗi ngày

    (30)
    Có những điều đơn giản làm chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày bị lãng quên. Thực ra, sống vui khỏe mỗi ngày không khó như bạn nghĩ. Những mẹo nhỏ dưới ... [xem thêm]

    10 bí quyết chăm sóc da chân mềm mại như em bé

    (54)
    Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn mang những đôi xăng đan xinh xắn, giày hở gót thoải mái hay những đôi dép xỏ ngón nhẹ tênh. Nếu không biết cách ... [xem thêm]

    5 lý do vì sao bạn nên nghỉ tập thể dục một thời gian

    (51)
    Quyết tâm duy trì thói quen rèn luyện sức khỏe là rất cần thiết nhưng có những trường hợp bạn nên nghỉ tập thể dục vài ngày để cơ thể có thời gian ... [xem thêm]

    Khám phá các loại thuốc điều trị viêm xoang

    (69)
    Thuốc điều trị viêm xoang có rất nhiều nhóm với các cơ chế khác nhau. Do đó, nếu muốn lựa chọn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả thì bạn cần tìm ... [xem thêm]

    Muốn bé phát triển tốt, mẹ nhớ bổ sung 6 loại vitamin sau

    (24)
    Khi mang thai, bạn sẽ cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với những người khác. Vậy bạn có biết cơ thể bạn cần những loại vitamin nào và nạp chúng từ những ... [xem thêm]

    Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

    (19)
    Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì sử dụng thực phẩm tốt cho răng miệng cũng góp phần không nhỏ để giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và khỏe đẹp.Như ... [xem thêm]

    Nguyên nhân gây chứng khó nuốt sau khi trẻ bị đột quỵ?

    (64)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    [Trắc nghiệm] Bạn nên làm gì để nói không với rác thải nhựa?

    (22)
    Rác thải nhựa đã trở thành vấn đề lớn gây ô nhiễm môi trường và được hầu hết quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy bạn cần thay đổi gì để nói ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN