Gây mê gây tê có những rủi ro nào?

(4.12) - 34 đánh giá

Nhìn chung, gây mê gây tê không gây hại cho sức khỏe của hầu hết mọi người, kể cả những người có thể trạng tương đối đặc biệt. Mọi người đều có thể thực hiện phương pháp gây mê một cách an toàn. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài rủi ro của gây mê, gây tê có thể xảy ra. Vì vậy bạn nên nắm một vài thông tin cơ bản trước khi thực hiện phương pháp này.

Phương pháp gây mê gây tê là gì?

Đây là phương pháp được thực hiện nhằm kiểm soát cơn đau trong quá trình phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc mê hoặc tê. Phương pháp này giúp kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và tuần hoàn máu (huyết áp). Không chỉ vậy nó còn kiểm soát việc phản xạ của cổ họng như nuốt, ho hoặc nôn và các cử động của hệ tiêu hóa nhằm ngăn các vật thể lạ bị hít vào phổi.

Các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình gây mê gây tê là gì?

Mọi quá trình trị liệu đều có khả năng xảy ra rủi ro, gây mê gây tê cũng vậy. Sau quá trình gây mê toàn thân, người bệnh có thể cảm thấy đau họng, gặp các vấn đề về tim hoặc buồn nôn.

Nếu sử dụng thuốc gây tê tại chỗ với liều lượng cao thì lượng thuốc còn dư lại trong cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến tim và não. Còn đối với với gây mê tủy sống, một số người có thể sẽ thấy đau đầu.

Nguyên nhân nào dẫn đến những triệu chứng trên?

Nhờ sự phát triển của y học, thông qua các lần nghiên cứu và máy móc tân tiến, các ca phẫu thuật cũng như phương pháp gây mê đã an toàn hơn rất nhiều. Nhưng không vì vậy mà có thể loại bỏ nguy cơ xuất hiện rủi ro. Điều đó còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và thói quen sống của bạn.

Thể trạng sức khỏe

Một số thể trạng sức khỏe dễ gặp phải rủi ro và một vài biến chứng khi gây mê:

  • Cao huyết áp;
  • Bệnh lý tim mạch (đau ngực, suy tim, các bệnh van tim hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim);
  • Tiểu đường;
  • Dị ứng thuốc;
  • Đột quỵ;
  • Co giật hay các bệnh lý thần kinh khác;
  • Béo phì;
  • Bệnh thận;
  • Ngưng thở khi ngủ;
  • Các loại thuốc như aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết;
  • Bệnh phổi (hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), dị ứng với thuốc mê hay tiền sử dị ứng.

Thói quen sống

  • Hút thuốc và uống rượu: sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá gây ảnh hưởng xấu hơn so với việc sử dụng các loại thuốc khá Các chất độc hại trong thuốc lá và đồ uống có cồn có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc mê trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, bạn cần phải cho bác sĩ và các chuyên viên gây mê biết về trình trạng sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn của bạn trước đây, hiện tại và trong thời gian trước khi phẫu thuật;
  • Sử dụng chất gây nghiện khác (cần sa, cocaine, amphetamine, heroin,..): các bệnh nhân thường lưỡng lự khi phải trao đổi về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện phi phá Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì tất cả các vấn đề bạn trao đổi với bác sĩ sẽ được bảo mật. Việc bác sĩ nắm được tình trạng sử dụng chất gây nghiện trước đây và hiện tại là rất quan trọng và cần thiết. Đó là vì các bác sĩ cần biết những thông tin quan trọng như trên để có thể đưa ra phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất cho cơ thể bạn. Nếu bạn không thông báo đầy đủ tình trạng sử dụng thuốc của mình, bạn đang tự tay đẩy mình vào những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật. Các phản ứng xảy ra giữa các loại thuốc có thể rất nguy hiểm.

Bạn cần đảm bảo rằng bác sĩ đã nắm rõ mọi thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng sử dụng thuốc của bản thân. Nếu bạn thông báo đầy đủ thông tin, nguy cơ xảy ra rủi ro sẽ hạ xuống mức thấp nhất có thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đây là lý do khiến bạn nhất định phải ăn nhiều chất xơ!

(33)
Chế độ ăn có thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch. Khi carbonhydrates kết ... [xem thêm]

Cẩn thận cúi người khi mang thai: kẻo nguy cả mẹ lẫn con

(54)
Mang thai là giai đoạn mà bạn cần phải hết sức thận trọng để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Những lời khuyên về việc cúi người khi mang thai sau sẽ ... [xem thêm]

12 món tuyệt ngon để tập cho bé ăn bốc

(80)
Ăn bốc là một kỹ năng giúp bé rèn luyện bàn tay khéo léo, thuần thục. Thế nhưng, khi tập cho bé ăn bốc, bạn cần chọn những món vừa hấp dẫn vừa an toàn ... [xem thêm]

4 hội chứng rối loạn ăn uống kì lạ nhưng có thật

(26)
Tìm hiểu chungRối loạn ăn uống là gì?Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc ... [xem thêm]

4 thang đánh giá sự phát triển của bé

(73)
Ngày sinh ra đời chính là khoảnh khắc mà “cuộc đua” của mỗi bé chính thức bắt đầu. Chắc chắn rằng hầu hết cha mẹ sẽ rất thất vọng nếu bé không ... [xem thêm]

Ghi nhanh 13 điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu vào cẩm nang làm mẹ

(16)
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì là điều được quan tâm hàng đầu. Bởi giai đoạn này bé còn quá nhỏ, trong khi cơ thể mẹ vẫn chưa thích ứng ... [xem thêm]

10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

(61)
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt, trán, miệng và mắt. Có nhiều loại kem làm giảm nếp nhăn có sẵn trên thị trường, nhưng ... [xem thêm]

Bí quyết tập yoga cho bà bầu trong từng tam cá nguyệt

(44)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN