Gây mê, gây tê có ảnh hưởng đến trí não của trẻ sau này không?

(3.88) - 76 đánh giá

Việc dùng thuốc gây mê, gây tê cho trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ khiến bố mẹ rất lo lắng về những hệ lụy sau này đối với trẻ. Hiểu đúng về tác dụng và những ảnh hưởng của gây mê, gây tê sẽ phần nào giúp bố mẹ giải quyết được nỗi lo âu này.

Chúng ta vốn quen thuộc với việc người trưởng thành khi tiến hành làm phẫu thuật sẽ được tiêm thuốc gây mê. Nhưng còn đối với trẻ nhỏ thì sao? Những hậu quả của việc tiêm loại thuốc này lên hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ sẽ ra sao? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tác dụng của gây mê, gây tê

Gây mê là việc sử dụng thuốc để ngăn ngừa hoặc làm giảm cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật hoặc các thủ thuật gây đau đớn khác như khâu. Gây mê có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể hoặc dưới dạng khí để bệnh nhân hít. Các loại gây mê, gây tê khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh bằng nhiều cách khác nhau vì nó ngăn các xung thần kinh, từ đó sẽ gây mất cảm giác.

Ảnh hưởng của gây mê đến trí não của trẻ

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên 3.640 trẻ em trải qua hơn 1 cuộc phẫu thuật có sử dụng gây mê và phát hiện ra rằng trẻ 16 tuổi có gây mê trước 4 tuổi có điểm học tập thấp hơn 0,41% so với trẻ không bị. Ngoài ra, chỉ số IQ của các trẻ 18 tuổi đã từng gây mê thấp hơn 0,97% so với những trẻ không bị gây mê.

Đối với trẻ em trải qua hai cuộc phẫu thuật trước khi 4 tuổi, điểm trung bình ở lớp thấp hơn 1,41%. Đối với những trẻ trải qua 3 hoặc nhiều lần gây mê, điểm số giảm xuống đến 1,82%.

Những phản ứng phụ khác

Con bạn rất có thể sẽ cảm thấy mất phương hướng, ói mửa và chóng mặt khi thức dậy sau phẫu thuật gây mê. Các phản ứng phụ thường gặp và nhanh chóng biến mất bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, thường có thể chữa trị với thuốc chống buồn nôn;
  • Ớn lạnh hoặc run rẩy;
  • Đau họng nếu bé thở bằng ống thở.

Gây mê hiện nay rất an toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, gây mê có thể gây ra các biến chứng ở trẻ em như rối loạn nhịp tim, các vấn đề về hô hấp, phản ứng dị ứng với thuốc, thậm chí tử vong. Rủi ro phụ thuộc vào loại thủ thuật, tình trạng của bệnh nhân và loại gây tê được sử dụng. Bạn nên trao đổi kĩ càng với bác sĩ, bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia gây mê của con bạn về những điều cần lưu ý này.

Nếu con của bạn nhỏ hơn 3 tuổi và được dự định sẽ được gây mê hoặc dùng thuốc giảm đau trong 3 giờ hoặc hơn, hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về các nguy cơ có thể có liên quan đến sự phát triển trí não của bé.

Hầu hết các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách cung cấp cho bác sĩ gây mê những thông tin đầy đủ trước khi phẫu thuật chẳng hạn như:

  • Tình trạng sức khoẻ hiện tại và trong quá khứ của con (bao gồm các bệnh tật hoặc các tình trạng như chứng cảm lạnh gần đây hoặc hiện tại hoặc các vấn đề khác như chứng ngáy hoặc trầm cảm);
  • Các loại thuốc (theo toa và không theo toa), chất bổ sung hoặc thuốc thảo dược mà con đang dùng;
  • Bất kỳ dị ứng nào (đặc biệt là thực phẩm, thuốc men) mà bé mắc phải;
  • Trẻ hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích nào (thường áp dụng cho thanh thiếu niên lớn tuổi);
  • Bất kỳ phản ứng nào trước đây mà con bạn hoặc bất kỳ thành viên trong gia đình gặp phải khi gây mê.

Để đảm bảo sự an toàn của con bạn trong quá trình phẫu thuật, điều hết sức quan trọng là phải trả lời tất cả các câu hỏi của bác sĩ gây mê một cách trung thực và triệt để nhất có thể.

Việc phẫu thuật và gây mê có thể gây lo ngại cho bố mẹ và con cái nhưng bạn có thể yên tâm rằng sự an toàn của việc gây mê, gây tê đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua nhờ những tiến bộ trong công nghệ và sự đào tạo các bác sĩ gây mê.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng tuyệt vời của trà đào đối với trẻ em

(31)
Trà đào là một loại thức uống rất được ưu chuộng ở nước ta, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Tuy vậy, nhiều phụ huynh vẫn phân ... [xem thêm]

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em

(31)
Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự sưng đau ở vùng hậu môn. Nếu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các cách chữa bệnh trĩ tại ... [xem thêm]

Ăn uống và cân nặng sau phẫu thuật ghép tạng

(24)
Chế độ ăn uống và duy trì cân nặng khỏe mạnh là hai trong số nhiều vấn đề được quan tâm hàng đầu sau phẫu thuật ghép tạng.Sau khi phẫu thuật ghép ... [xem thêm]

Uống thuốc tránh thai giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

(54)
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản ... [xem thêm]

Rau dệu: Giúp mọc tóc, ngủ ngon và chữa ung thư

(78)
Rau dệu có tên khoa học là Alternanthera sessilis. Đây là loài cây thân thảo, có hoa, bò trên mặt đất, thuộc họ dền, còn có tên là diếp bò, diếp không cuống, ... [xem thêm]

Để không chán ăn khi điều trị ung thư đại trực tràng

(11)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

Chấp nhận bản thân – bí mật của người hạnh phúc

(48)
Hướng đến chân – thiện – mỹ chính là mục tiêu sống của con người. Do đó, hầu hết mỗi chúng ta đều không tự hài lòng với chính mình. Chẳng hạn như ... [xem thêm]

Bật mí 9 lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với trẻ em

(60)
Bé yêu đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc đau tai? Hãy thử sử dụng tỏi để trị bệnh cho con xem. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN