5 “thủ phạm” khiến răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

(4.21) - 42 đánh giá

Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và việc mọc răng vĩnh viễn. Do đó, cha mẹ cần lưu tâm để phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp.

Cái răng, cái tóc là góc con người là một câu tục ngữ xưa quen thuộc trong dân gian nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc răng và tóc bởi đây chính là 2 yếu tố góp phần hình thành nên vẻ đẹp của riêng mỗi người. Là cha mẹ, ai cũng mong con mình có một nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc. Thế nhưng, đôi khi, nếu không chú ý, những thói quen tưởng chừng đơn giản như mút tay, đẩy lưỡi… có thể trở thành nguyên nhân khiến răng bé bị mọc lệch. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy xem tiếp những chia sẻ sau của Chúng tôi để có thêm một số thông tin về tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ nhé.

Tại sao răng bé lại mọc lệch?

Nếu bạn đang tự hỏi không biết tại sao hàm răng của bé lại mọc theo “đội hình 9 – 6 – 3 – 0” gây mất thẩm mỹ như vậy thì dưới đây là một vài nguyên nhân:

1. Thói quen không tốt

Trẻ nhỏ thường thích bỏ đồ vật vào trong miệng để khám phá và cảm nhận. Thế nhưng, vô tình, thói quen này lại khiến răng bị mọc lệch. Ngoài thói quen này thì còn có một số thói quen khác gây ra tình trạng răng không thẳng hàng như: mút tay, ngậm núm vú giảm, bú bình trong thời gian dài…

2. Bị mất răng sữa sớm

Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ để các răng vĩnh viễn có thể mọc đúng vị trí trên cung hàm. Do đó, nếu răng sữa mất sớm, điều này sẽ khiến răng bé dễ bị mọc lệch, mọc chen chúc nhau…

3. Di truyền

Nếu cha mẹ có hàm răng hô, móm, răng mọc không đều, xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức thì bé cũng có thể thừa hưởng ít nhiều các đặc điểm đó từ cha mẹ.

4. Nằm sấp trong thời gian dài

Nằm sấp khi ngủ trong thời gian có thể là một trong những nguyên nhân khiến răng bé bị mọc lệch bởi tư thế này tạo nhiều áp lực lên má và miệng của bé. Bạn có thể không nhận thấy tình trạng này ngay lập tức nhưng theo thời gian, những bất thường về răng của bé sẽ được thể hiện rõ. Do đó, nếu bạn thấy bé thích nằm sấp khi ngủ, hãy sửa lại tư thế cho bé nhé.

5. Khối u

Tình trạng này khá là hiếm gặp. Bên trong miệng của bé có thể có một khối u khiến cho răng không thể mọc đúng vị trí. Nếu nguyên nhân là do khối u, bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ về cách điều trị cho bé.

Dấu hiệu răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

Là cha mẹ, bạn cần theo dõi và quan sát răng trẻ thường xuyên để phát hiệm sớm tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ:

  • Hàm trên chìa ra quá nhiều, nằm phủ bên ngoài hàm dưới
  • Khoảng hở giữa các răng quá nhiều
  • Hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau hoặc ăn khớp một cách bất thường khiến trẻ ăn uống khó khăn.

Cha mẹ nên làm gì khi răng bé bị mọc lệch?

Răng mọc lệch là tình trạng khá phổ biến và nếu bạn thấy răng của bé mọc không đều, đừng quá lo lắng. Hãy thử một số biện pháp sau để giúp trẻ khắc phục tình trạng này nhé:

1. Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Bạn nên tập cho trẻ thói quen chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng ngay khi bé mới bắt đầu mọc răng. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ răng mọc lệch mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng. Nếu trẻ thích tự đánh răng, hãy nhớ kiểm tra sau khi trẻ đánh xong để đảm bảo rằng trẻ chải răng sạch sẽ nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ sớm hơn bằng cách dùng một miếng gạc ẩm quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng làm sạch nướu cho bé.

2. Loại bỏ thói quen xấu

Việc sử dụng ti giả có thể giúp xoa dịu bé, giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn nên ngưng cho bé ngậm ti giả trước 2 tuổi để ngăn ngừa tình trạng răng bé bị mọc lệch. Ngoài ra, nếu bé có tật mút ngón tay, bạn cũng nên giúp trẻ bỏ tật này bởi thói quen này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc mọc răng.

3. Hỏi ý kiến nha sĩ

Để khắc phục tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ, cách tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám và hỏi ý kiến nha sĩ về cách điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bé, bác sĩ sẽ chỉ định một cách điều trị phù hợp như niềng hay bọc răng sứ.

Ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ

Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ nhỏ có thể được ngăn ngừa bằng cách tập cho trẻ những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ:

  • Đừng để trẻ mút tay
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng nếu có
  • Tập cho bé thói quen đánh răng sau bữa ăn với bàn chải kích thước phù hợp và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối để tránh bị sâu răng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein, canxi, đặc biệt là vitamin D giúp hấp thụ canxi một cách tốt nhất giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế cho trẻ uống kháng sinh amoxicillin sớm bởi loại kháng sinh này có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn.

Tại sao nên đưa trẻ đi khám răng thường xuyên?

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, vì vậy bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ để hạn chế nguy cơ răng trẻ bị mọc lệch. Cho trẻ đi khám răng thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay cả khi trẻ không có bất kỳ vấn đề nha khoa nào. Nha sĩ có thể kiểm tra răng, hàm của bé và tư vấn cho bạn cách chăm sóc tốt nhất.

Răng mọc lệch có thể gây mất thẩm mỹ và khiến trẻ cảm thấy mất tự tin trong vấn đề giao tiếp khi lớn lên. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy chú ý chăm sóc răng cho trẻ và đưa trẻ đi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng răng và hàm của trẻ đang phát triển bình thường.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá 6 quan niệm phổ biến nhất về mụn trứng cá

(16)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

4 thành phần tự nhiên giúp làm trắng da

(30)
Khi nhắc đến nghệ, chắc rằng đa phần các bạn đều sẽ liên tưởng đến thứ gia vị tuyệt vời cho món cà ri hoặc các món ăn khác. Nhưng công dụng của ... [xem thêm]

10 cách chống lại cơn đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính

(49)
Các cơn đau viêm khớp dạng thấp kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, từ mệt mỏi đến giảm thèm ăn, cơ thể trở nên mệt mỏi. Không chỉ ... [xem thêm]

PHA: Cách tẩy tế bào chết hóa học mà da nhạy cảm tìm kiếm

(93)
Tẩy da chết là một bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da từ cơ bản đến nâng cao. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, không thể chịu áp lực ma ... [xem thêm]

10 cách làm trắng da, mượt tóc bằng mặt nạ trứng gà

(12)
Trứng gà giàu protein và biotin, vừa giúp làn da mềm mại vừa nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Hãy cùng Chúng tôi khám phá những bí quyết giúp làn da thêm hồng ... [xem thêm]

7 sai lầm khi bạn tìm cách quan hệ để có con

(80)
Không những tìm cách để nhanh thụ thai, nhiều cặp đôi còn tìm cách quan hệ để có con trai hay con gái dựa vào ngày rụng trứng. Làm thế nào để có con như ý ... [xem thêm]

Các triệu chứng chính của bệnh tim

(94)
Rối loạn nhịp tim là một nhóm bệnh lý mà trong đó các xung điện điểu khiển và điều hòa nhịp tim không hoạt động như bình thường. Khi đó, người bệnh ... [xem thêm]

Kẹo dẻo vitamin cho bé: Liệu có lợi bất cập hại?

(75)
Gần đây kẹo dẻo vitamin cho bé nổi lên như một hiện tượng và được các mẹ khá tin dùng. Tuy nhiên, những viên vitamin “kẹo gấu” đáng yêu đó có thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN