Dương vật bị tróc da là bệnh gì? Biết sớm để kịp thời chữa trị!

(3.57) - 94 đánh giá

Nếu dương vật bị tróc da, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc triệu chứng của các vấn đề da liễu. Bạn nên nhận diện sớm dấu hiệu này để kịp thời chữa trị trước khi tình trạng nghiêm trọng hơn.

Một số yếu tố có thể khiến da của dương vật khô và bị kích thích, dẫn đến nứt nẻ và bong tróc da. Những triệu chứng này có thể được nhìn thấy trên một hoặc nhiều khu vực vùng kín như đầu dương vật, bao quy đầu, bìu… Nếu hiểu rõ được các nguyên nhân, bạn sẽ có cách xử lý hiệu quả khi dương vật bị bong da.

Nguyên nhân khiến dương vật bị tróc da

Dương vật bị ngứa và lột da là bệnh gì? Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn khiến dương vật bị tróc da mà bạn nên biết:

1. Dương vật bị bong tróc da do vẩy nến sinh dục

Bệnh vảy nến sinh dục không lây nhiễm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ sơ sinh. Bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục có thể gây ra các mảng nhỏ, sáng bóng, màu đỏ trên đầu dương vật hoặc thân của dương vật. Bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục có xu hướng không có vảy, nhưng có thể làm da khô và gây ra tình trạng dương vật bị tróc da.

2. Bệnh chàm khiến dương vật bong da

Bệnh chàm là một tình trạng da dị ứng gây ngứa dữ dội, phát ban khô, có vảy và viêm. Bệnh cũng có thể gây ra mụn nước, những mụn nước này có thể rỉ ra và đóng vảy, khiến da bong tróc. Triệu chứng chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên dương vật, bệnh có thể nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng trong các sản phẩm như xà phòng, chất tẩy rửa…

3. Dương vật bị lột da do ma sát

Các hành vi tình dục bao gồm cả thủ dâm hoặc giao hợp không có sự bôi trơn có thể gây ra ma sát đủ để kích thích da của dương vật. Bạn mặc quần quá chật hoặc không mặc đồ lót cũng có thể gây kích ứng do ma sát với lớp vải. Tình trạng ma sát có thể khiến dương vật bị lột da và kích thích, thậm chí có thể chảy máu.

4. Do nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men có thể gây ngứa, bong tróc, nổi mẩn đỏ trên da. Tình trạng cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu tã không thay thường xuyên do nấm men có thể phát triển trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Nếu bạn thường xuyên mặc quần ẩm hoặc mặc bộ đồ bơi ướt quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men.

5. Dương vật bị ngứa và lột da do balanitis

Balanitis là tình trạng viêm và sưng đầu dương vật hoặc bao quy đầu phổ biến ở những người đàn ông chưa cắt bao quy đầu và đàn ông có thói quen vệ sinh cá nhân kém. Balanitis có thể gây ngứa, kích thích, đau ở háng và bộ phận sinh dục. Từ đó, da có thể bị kích thích gây nên tình trạng dương vật bị tróc da.

6. Dương vật bị tróc da do bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra một loạt các triệu chứng khiến dương vật bong da bao gồm mụn nước, loét và phát ban. STI có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và dễ lây cho bạn tình. Đặc biệt, bạn nên lưu ý hai căn bệnh STI phổ biến là giang mai và herpes.

• Bệnh herpes: Bệnh herpes là bệnh STI có thể gây ngứa, làm xuất hiện mụn nước chứa đầy chất lỏng và loét da. Khi các mụn nước vỡ ra có thể gây bong tróc da. Các dấu hiệu bệnh này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên dương vật và bìu.

• Bệnh giang mai: Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, một vết loét nhỏ gọi là săng có thể xuất hiện tại vị trí nhiễm trùng trên cơ thể, kể cả dương vật. Săng giang mai không đau, nhưng có thể khiến da bong tróc. Sau đó, nếu bệnh giang mai không được điều trị sẽ bước vào giai đoạn thứ phát có thể gây phát ban trên cơ thể.

Bạn nên đi khám nếu đã quan hệ tình dục không an toàn và xuất hiện dấu hiệu dương vật bị tróc da.

Cách xử lý khi dương vật bị tróc da

Dưới đây là 2 cách xử lý khi bạn gặp phải tình trạng dương vật bị bong tróc da:

Nhận diện triệu chứng để kịp thời đến bác sĩ

Bạn gặp bác sĩ nếu tình trạng dương vật bị tróc da không đáp ứng với điều trị tại nhà hoặc nếu kéo dài hơn một vài ngày. Bạn hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình đã mắc bệnh STI, ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện. Bạn hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng dương vật bị tróc da có kèm theo các triệu chứng khác như nóng rát khi đi tiểu, đau đớn hay bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại khác.

Bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất, yêu cầu thông tin về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh STI, bạn sẽ cần xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.

Cách điều trị dương vật tróc da

Bạn có thể thử một số cách điều trị tại nhà khi gặp tình trạng dương vật bị tróc da do các nguyên nhân như ma sát, bệnh vẩy nến và bệnh chàm:

– Giữ cho dương vật của bạn sạch sẽ, đặc biệt là dưới bao quy đầu.

– Sử dụng các sản phẩm xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy rửa không gây dị ứng.

– Sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn để giúp loại bỏ nhiễm trùng nấm.

– Sử dụng bao cao su bôi trơn hoặc bôi trơn trong quan hệ tình dục hoặc thủ dâm.

– Hãy thử thoa các loại dầu như dầu dừa hữu cơ vào khu vực này để làm mềm da.

– Sử dụng kem corticosteroid nhẹ hoặc kem có độ mềm cao có thể loại bỏ hoặc làm giảm bong tróc da.

Nếu cách điều trị tại nhà không đáp ứng được tình trạng bộ phận sinh dục nam bị tróc da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm steroid. Nếu bạn bị STI, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thích hợp cho bạn dựa trên thời gian nhiễm trùng và các triệu chứng của bạn.

Tình trạng dương vật bị tróc da xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hầu hết đều không nghiêm trọng về mặt bệnh lý và có thể được điều trị thành công tại nhà. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng vài ngày hoặc các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bạn quan hệ tình dục không được bảo vệ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì trước khi tập gym buổi sáng?

(30)
Nhiều người tập gym vào buổi sáng vì đây là thời điểm mà hoạt động tập luyện sẽ giúp tăng cường năng lượng, sự tập trung và tinh thần lạc quan. Vậy ... [xem thêm]

10 bệnh dễ bùng phát vào mùa đông – xuân và cách phòng tránh

(57)
Triệu chứng quai bị dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị sưng tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thường bùng phát vào độ thu đông, khi thời tiết ẩm ướt. ... [xem thêm]

Làm sao để giảm kích thước vòng một quá cỡ?

(69)
Vòng một đầy đặn có lẽ là ao ước của nhiều phụ nữ, nhưng khi sở hữu đôi gò bồng đảo quá cỡ thì họ lại chỉ muốn giảm kích thước vòng một để ... [xem thêm]

Dạy con phòng tránh bệnh HIV/AIDS

(55)
Bố mẹ mắc bệnh HIV nhưng có thể con sinh ra không mắc bệnh. Làm cách nào để bảo vệ trẻ tốt nhất ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ?Theo Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về cải thiện bệnh quáng gà bằng dinh dưỡng?

(75)
Bệnh quáng gà là vấn đề nhãn khoa tương đối phổ biến, liên quan đến khả năng thị lực hoạt động trong điều kiện ánh sáng không tốt hoặc trong bóng ... [xem thêm]

Chất béo có thực sự gây hại cho bé?

(59)
Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai. Chất béo là ... [xem thêm]

Làm mất cằm ngấn mỡ, mặt nọng bằng 6 nguyên liệu tại nhà

(94)
Tất cả chúng ta đều đã thử mọi cách để che cái cằm đôi bằng cách mặc áo cổ cao hoặc quàng khăn và nghiêng đầu khi chụp ảnh. Cằm ngấn mỡ hay còn ... [xem thêm]

5 loại trà làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ

(78)
Dù thích uống trà đến mấy, bạn cũng nên cẩn thận vì đôi khi có một số loại trà làm giảm khả năng sinh sản mà bạn không biết.Các loại trà thảo mộc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN