Dạy con phòng tránh bệnh HIV/AIDS

(4.2) - 55 đánh giá

Bố mẹ mắc bệnh HIV nhưng có thể con sinh ra không mắc bệnh. Làm cách nào để bảo vệ trẻ tốt nhất ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính vào cuối năm 2013 sẽ có khoảng 3,2 triệu trẻ em từ 15 tuổi trở xuống phải sống chung với AIDS. HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là virus gây AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Hội chứng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở một số nhóm bệnh nhân dễ bị tổn thương như trẻ em. Dưới đây là một số thông tin và lời khuyên bổ ích giúp bạn bảo vệ con phòng tránh căn bệnh này.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em đều được truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh con, hoặc trong giai đoạn cho con bú. Các nguyên nhân nhiễm HIV ít phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao nếu được truyền máu bị nhiễm virus hoặc tiêm bằng kim tiêm không được tiệt trùng, HIV có thể lây lan giữa các trẻ em vô gia cư sử dụng ma túy.
  • Đường tình dục. Mặc dù trường hợp này ít gặp ở trẻ em nhưng trẻ vẫn có thể bị lây nhiễm HIV do bị lạm dụng tình dục hoặc cưỡng hiếp.

Bảo vệ con khỏi sự lây truyền virus từ mẹ sang con

Một người mẹ nhiễm HIV hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Nếu sử dụng thuốc đúng cách, một người phụ nữ nhiễm HIV được điều trị sớm trong thai kỳ sẽ có khả năng sinh con nhiễm HIV thấp hơn 2%.

Tất cả các mẹ bầu nên xét nghiệm HIV trong lần khám thai đầu tiên của thai kỳ. Một thai phụ có thể được xét nghiệm HIV lại sau khi mang thai nếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Mẹ bầu nên được điều trị bằng liệu pháp kháng virus sớm trong thời gian mang thai để đạt được hiệu quả tốt nhất trong suốt thời gian chuyển dạ, sinh con và áp dụng cho cả trẻ sơ sinh, cũng có thể làm giảm nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.

Mẹ cũng có thể truyền HIV sang con qua sữa mẹ. Những phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú. Thay vào đó, hãy cho con bạn bú sữa bột hoặc hỏi bác sĩ về việc xin sữa mẹ cho con bạn từ ngân hàng sữa.

Giao tiếp thật nhiều với con là phương pháp tốt nhất

  • Đề cập chủ đề với con bạn. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện khi con thấy hay nghe thấy một quảng cáo trên tivi về HIV. Hãy hỏi: “Con đã bao giờ nghe nói về HIV hoặc AIDS chưa? Con nghĩ sao về HIV hoặc AIDS?”.
  • Cung cấp cho con những thông tin chính xác. Cho con bạn biết những thông tin chính xác, đáng tin cậy, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Với trẻ 8 tuổi, bạn có thể nói: “AIDS là một căn bệnh mà làm cho người bệnh rất yếu. Nó gây ra bởi một loại virus, được gọi là HIV, là một loại vi trùng nhỏ bé”. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể nói một cách chi tiết hơn. Trẻ ở độ tuổi thiếu niên nên hiểu HIV lây lan như thế nào và bao cao su giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm HIV/AIDS ra sao. Bạn cần nói cho con biết về quan hệ tình dục trước khi giải thích về HIV để con không bị bối rối và có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đến thời điểm phù hợp khi trẻ lớn hơn, bạn hãy nói chuyện một cách cụ thể về những gì con có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi HIV.

Giải thích cho con về những hiểu lầm về HIV

Quan niệm sai lầm của trẻ về AIDS – chẳng hạn như ý tưởng rằng con có thể bị bệnh do đứng gần một ai đó có HIV/AIDS – có thể khiến con bạn sợ hãi. Hãy sửa chữa những hiểu lầm này càng sớm càng tốt

  • Giúp con luôn tự tin. Hãy khen con bạn thật nhiều, thiết lập mục tiêu thực tế, và thú vị là những cách hiệu quả để xây dựng sự tự tin cho con. Khi trẻ tự tin về bản thân, trẻ có thể tránh những áp lực từ bạn bè đồng trang lứa một cách tốt hơn.
  • Hãy trang bị kiến thức cho con về quan hệ tình dục. Dạy con bạn về tình dục an toàn. Giải thích rằng cách chắc chắn duy nhất để ngăn chặn hoàn toàn HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và mang thai ngoài ý muốn, là không quan hệ tình dục dưới bất kì hình thức nào.
  • Hãy để con lên tiếng. Khi con của bạn đã sẵn sàng, hãy dạy cho con về tình dục an toàn để con bạn có thể tránh được các nguy cơ nhiễm HIV.

Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em nhiễm HIV là do mẹ bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi trẻ em không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV, bác sĩ có thể điều trị để cải thiện sức khỏe nói chung và tăng khả năng sống sót cho trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm quầng thâm mắt bằng 7 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(41)
Bạn có biết những nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà bạn đôi khi là cứu tinh cho đôi mắt thâm quầng sau một đêm thức khuya làm việc, học tập.Hãy cùng Chúng ... [xem thêm]

6 lý do vì sao bạn bị rụng tóc nhiều

(36)
Nguyên nhân vì sao bị rụng tóc nhiều không chỉ do tình trạng thể chất không ổn mà còn bởi đời sống tinh thần của bạn đang bị xáo trộn bất thường nữa ... [xem thêm]

5 điều có thể bạn chưa biết về kẹo cao su

(60)
Bạn nghĩ nếu quần áo lỡ dính kẹo cao su thì…phải bỏ đi? Ngoài lợi ích đem lại hơi thở thơm mát, kẹo cao su còn giúp cai nghiện thuốc lá, cải thiện trí ... [xem thêm]

Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào?

(22)
Nuôi con là quá trình khiến mẹ quay cuồng với câu hỏi nên – không, đúng – sai. Trong đó, cai sữa là vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng khiến nhiều mẹ ... [xem thêm]

15 cách giảm cân tại nhà hiệu quả: cách nào hợp với bạn?

(51)
Ngay cả khi bạn luyện tập chăm chỉ ở phòng gym hay thường xuyên đến spa hút mỡ bụng thì vóc dáng vẫn có thể chẳng bao giờ thon thả như kỳ vọng. Vậy ... [xem thêm]

Các bệnh ung thư ở trẻ em thường gặp

(26)
Tuy không thường xảy ra nhưng ung thư ở trẻ em là nỗi ám ảnh không ai muốn nhắc tới. Bạn có biết những loại ung thư nào thường xảy đến với các bệnh ... [xem thêm]

Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị tiểu đường tuýp 1?

(64)
Nếu sớm nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro sức khỏe và có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Tiểu ... [xem thêm]

10 thực phẩm bạn nên ăn trong những ngày “đèn đỏ”

(65)
Là phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, hẳn bạn luôn cảm thấy những ngày hành kinh không hề dễ chịu. Các triệu chứng do hành kinh như thay đổi tâm trạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN