Tìm hiểu chung
Phấn ong dùng để làm gì?
Phấn ong được làm từ hạt phấn hoa và mật hoa mà ong thu thập được, kết hợp với nước bọt của ong thợ để làm nên các viên phấn nhỏ.
Phấn ong được dùng làm thuốc bổ nhằm tăng thể lực và thêm dẻo dai. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy phấn ong không có tác dụng cho lắm trong việc tăng cường thể lực.
Phấn ong có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn, viêm tuyến tiền liệt, liệt dương, xuất huyết viêm loét dạ dày và say độ cao. Nó cũng được sử dụng để làm các triệu chứng dị ứng và tăng sự thèm ăn, giúp tăng cường miễn dịch và chống mệt mỏi, trầm cảm. Phấn ong còn được sử dụng để dưỡng da và các chữa rối loạn về da như bệnh chàm và chứng hăm tã.
Các tác dụng khác của phấn hoa là chữa hội chứng tiền kinh nguyệt và lão hóa sớm.
Tuy nhiên các tác dụng này vẫn chưa được khoa học chứng minh. Phấn hoa chưa được Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận.
Cơ chế hoạt động của phấn ong là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy phấn ong có nhiều loại vitamin, carbohydrate, chất béo và chất đạm. Một số công dụng của phấn ong gồm có:
- Tác dụng bảo vệ dạ dày;
- Phòng chống say độ cao;
- Chống dị ứng;
- Giá trị dinh dưỡng.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của phấn ong là gì?
Bạn có thể dùng phấn ong với liều lượng 500-1000 mg/lần, 3 lần/ngày. Nên dùng nửa tiếng trước khi ăn. Liều dùng của phấn ong có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Phấn ong có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của phấn ong là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Viên nang;
- Hạt;
- Chất lỏng;
- Viên nén.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng phấn ong?
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
- Phản ứng dị ứng;
- Phát ban da, bầm tím, ngứa nặng, tê hoặc đau cơ, yếu cơ;
- Khó thở;
- Đau bụng, chán ăn;
- Xuất hiện các chỗ sưng, tăng cân nhanh chóng, dạ dày khó chịu;
- Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, nhiễm độc gan, viêm gan cấp;
- Sốc phản vệ;
- Phát ban, các triệu chứng dị ứng, da mẫn cảm.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng phấn ong bạn nên biết những gì?
Bạn nên lưu trữ phấn ong tại nơi tránh nơi ẩm ướt, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
Không nên nhầm lẫn giữa các sản phẩm phấn ong để uống và các sản phẩm để bôi ngoài da.
Không dùng phấn ong cho những người bị dị ứng với phấn hoa.
Nếu bạn dùng phấn ong cùng với các loại thuốc chữa trị tiểu đường, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.
Những quy định cho phấn ong ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng phấn ong nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của phấn ong như thế nào?
Nếu bạn muốn dùng phấn ong, bạn nên kiểm tra thử xem mình có bị dị ứng phấn hoa hay không. Nếu bạn bị dị ứng hoặc các triệu chứng dị ứng xuất hiện trong lúc sử dụng, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức.
Phấn ong không an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Không dùng phấn ong cho đối tượng này.
Bạn nên báo với bác sĩ hoặc thầy thuốc các loại thuốc và thảo dược mà bạn đang sử dụng có thể tương tác với phấn ong hay không.
Phấn ong có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng phấn ong.
Phấn ong có thể tương tác với thuốc trị bệnh tiểu đường và insulin. Phấn ong có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc này và có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Phấn ong có thể làm sai lệch kết quả các loại xét nghiệm máu như xét nghiệm tiểu cầu, đường huyết, kiềm phốt phát, bilirubin.