Dùng thuốc giảm đau acetaminophen trong thai kỳ: tốt hay xấu?

(3.88) - 64 đánh giá

Acetaminophen có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên có nên dùng thuốc khi mang thai hay không?

Vào ngày 17–8–2016, một báo cáo liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc acetaminophen khi mang thai cho biết đứa bé sau này gặp vấn đề về hành vi. Báo cáo này đã làm một số phụ nữ đang mang thai tự hỏi liệu họ có nên dùng thuốc giảm đau.

Một nghiên cứu khác cũng cho biết thuốc có liên quan đến các bệnh như hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, hội chứng tự kỷ, hen suyễn hay chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.

Acetaminophen là gì?

Acetaminophen là thành phần chính trong Tylenol và nhiều loại thuốc giảm đau khác. Đây thường là một trong những loại thuốc giảm đau mà bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai đang bị đau hoặc sốt.

Các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc khi mang thai

Về mối liên hệ giữa loại thuốc này và các vấn đề hành vi, chưa có chuyên gia nào chứng minh được thuốc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho các mẹ, nhưng chắc chắn cả hai phải có mối liên kết nào đó.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa acetaminophen và các vấn đề hành vi đang dần được chứng minh rõ ràng. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học đã tìm ra được những biểu hiện tương đương giữa việc sử dụng acetaminophen với những triệu chứng của hội chứng AHD ở trên 871 đứa trẻ từ 7–11 tuổi.

Nghiên cứu về acetaminophen và vấn đề hành vi

Các nhà khoa học cho biết, đối với những bà mẹ có sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai, con sinh ra sẽ có nguy cơ gặp khó khăn trong hành vi cao gấp 1,4 lần và tính hiếu động thái quá cao gấp 1,3 lần so với những bé khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng acetaminophen ở phụ nữ sau sinh đều không ảnh hưởng đến vấn đề hành vi của bé. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ acetaminophen làm gia tăng vấn đề hành vi của bé là rất nhỏ.

Điểm hạn chế của nghiên cứu này là không điều tra lượng acetaminophen mà phụ nữ sử dụng và sử dụng trong bao lâu. Người sử dụng acetaminophen cũng không cho biết lý do vì sao họ lại dùng chất này.

Một số bằng chứng thu được từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy, việc sử dụng thuốc có thể khiến não phát triển bất thường. Các chuyên gia cũng tìm ra được mối liên hệ mạnh mẽ giữa vấn đề hành vi với acetaminophen được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ 3 – giai đoạn tăng trưởng và phát triển của não.

Những phát hiện đáng báo động về Acetaminophen

Vài nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh vào việc mẹ sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai và những nguy cơ đối với con như sau:

  • Có nguy cơ cao (hơn những đứa trẻ khác 1,3 lần) mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc có những hành vi giống với triệu chứng của bệnh ADHD;
  • Có xu hướng hiếu động thái quá và các triệu chứng bốc đồng hơn gấp 1,4 lần so với những bé có mẹ không dùng acetaminophen;
  • Những bé trai có triệu chứng tự kỷ nhiều hơn. Nghiên cứu này đã xem xét tần suất dùng acetaminophen và nhận thấy nếu càng sử dụng nhiều thì nguy cơ cho bé càng cao;
  • Việc sử dụng acetaminophen trong thai kỳ có liên quan đến bệnh hen suyễn ở bé 3–7 tuổi. Những nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng những cơn đau không được chữa trị dứt điểm có khả năng làm tăng bệnh hen suyễn.

Tất cả những cuộc nghiên cứu đều dựa trên tình trạng sử dụng acetaminophen của phụ nữ. Những dữ liệu từ cuộc nghiên cứu ít nhất cũng chỉ ra được mối tương quan hay sự liên kết giữa acetaminophen và bệnh hen suyễn, kết luận là acetaminophen không hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe.

Trong một bài đánh giá năm 2015 về tình trạng sử dụng thuốc giảm đau khi mang thai, trong đó có acetaminophen, FDA cho rằng các cuộc nghiên cứu bị hạn chế về kỹ thuật hay các vấn đề khác không thể đưa ra được kết luận đáng tin cậy. Cơ quan này khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc theo toa nào hay các thuốc bán sẵn trên thị trường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn sử dụng thuốc đúng cách và thai nhi sẽ thật khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu mè trị rụng tóc và giúp tóc đen bóng, không bị bạc!

(24)
Dầu mè vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe như giúp giảm huyết áp và điều hòa lượng đường ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

Hội chứng cai thuốc lá

(73)
Tìm hiểu chungHội chứng cai thuốc lá là gì?Thuốc lá có chứa nhiều chất, trong đó có nicotine. Đây là một chất gây nghiện, mức độ gây nghiện của nó có ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

Ăn phô mai tốt cho tim mạch, bạn đã biết?

(84)
Bạn không dám ăn phô mai vì sợ tăng cân? Thật ra món ăn này lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bạn ngăn ngừa được một số bệnh đấy.Phô mai ... [xem thêm]

Cách làm các món ăn từ củ sen giải nhiệt cho cả nhà

(38)
Củ sen không chỉ là liều thuốc quý giúp an thần, hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng huyết áp mà còn là một nguyên liệu chế biến món ngon như canh củ sen, cháo ... [xem thêm]

7 mẹo hay giúp bạn phòng tránh cảm lạnh vào mùa mưa

(100)
Bạn dễ bị cảm lạnh và ho khan khó chịu trước sự thất thường của thời tiết, do đó việc phòng tránh cảm lạnh vào mùa mưa là cực kỳ cần thiết.Sự ... [xem thêm]

15 trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng làm bé thích mê

(80)
Các bé ở tuổi tập đi luôn hiếu động, tò mò thử những thứ mới¹. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bố mẹ cùng con rèn luyện kỹ năng thông qua các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN