Đừng để bé yếu kỹ năng đọc do thiếu DHA

(3.58) - 39 đánh giá

Từ trước tới giờ, DHA vẫn luôn là một chất quan trọng dành cho trẻ nhỏ. Tại sao lại như vậy? Thông qua bài viết này, các bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của DHA, việc thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào, từ đó đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé.

DHA là một chất axit béo không bão hòa thuộc nhóm omega-3. Đây là một thành phần quan trọng trong việc cấu tạo màng não, ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. DHA tìm thấy hầu hết ở tất cả các cơ quan, nhưng tập trung chủ yếu ở mô thần kinh võng mạc và hệ tim mạch.

Theo các nhà khoa học, DHA chiếm 20% khối lượng não. DHA cũng vô cùng quan trọng cho dây thần kinh võng mạc và thị lực ở trẻ sơ sinh. Loại axit béo này hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và não ở trẻ.

Ngoài ra, DHA giúp làm giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và chứng trầm cảm ở thai phụ.

Hơn hết, DHA còn giúp tăng cường trí thông minh (IQ) cho trẻ, ngăn ngừa mắc các bệnh về hành vi và khuyết tật hay thiểu năng, tự kỷ.

Nồng độ DHA thấp có thể ảnh hưởng đến kỹ năng đọc, trí nhớ và hành vi của trẻ

Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu ở những trẻ 7–9 tuổi có điểm số về kỹ năng đọc thấp hơn mức trung bình. Những đứa trẻ này, nồng độ DHA và axit béo omega-3 thấp, dẫn đến yếu trong kỹ năng đọc, ghi nhớ và gặp các vấn đề hành vi. Theo nghiên cứu trước đây cho biết, trẻ em mắc hội chứng ADHD (hội chứng tăng động, giảm chú ý) hay có vấn đề về học tập, cử chỉ hành vi thường có nồng độ chất béo bão hòa omega-3 thấp hơn bình thường.

Mới đây, các nhà khoa học đã cho biết thêm, những trẻ em nhìn khỏe mạnh, không có vấn đề về sức học, nhưng có kỹ năng đọc kém lại liên hệ với lượng omega-3 thấp.

Theo như đề xuất của WHO, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú cần đảm bảo tiếp nhận đủ DHA (200mg/ngày). Tuy nhiên, thực tế thai phụ hấp thụ DHA hằng ngày chỉ bằng một nửa so với liều lượng khuyến cáo. Nếu thai phụ không có đủ lượng DHA trong quá trình mang thai, thai nhi có thể sẽ bị chậm phát triển và trì trệ trí não.

Nghiên cứu quá trình học vấn từ các trẻ 9 tuổi cho thấy, trẻ em được bú sữa mẹ và được bổ sung đủ lượng DHA sẽ thông minh hơn trẻ bình thường và ít mắc chứng trầm cảm, lười vận động, tự kỷ, phát âm không rõ ràng hay rối loạn hành vi.

Ngoài ra, việc thiếu DHA sẽ tăng rủi ro mắc các bệnh về mắt cho thai nhi như khúc xạ mắt, các bệnh về mắt, mắt không tốt…

Trẻ vừa mới sinh có thể mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và dị ứng nếu thiếu DHA.

Các thí nghiệm

Một thí nghiệm về bé 9 tuần tuổi với mẹ từng hấp thu khoảng 214 mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Khi giấu đồ chơi của trẻ vào khăn tắm rồi đặt lên bàn, trẻ không khó khăn trong việc kéo khăn bàn rồi nắm lấy khăn tắm để tìm thấy đồ chơi của mình. Với người mẹ không có đủ lượng DHA, với cùng thí nghiệm nhưng đứa trẻ không thể giải quyết được vấn đề.

Không những thế, nghiên cứu cho hay, những trẻ em hiếu động không tập trung vào việc học có thể cải thiện tình hình bằng việc hấp thụ các thực phẩm chứa DHA.

Những triệu chứng của việc thiếu DHA

Nếu trẻ thiếu DHA, chúng sẽ chậm phát triển về mặt trí tuệ, kém thông minh, khó tập trung, gặp trở ngại về ngôn ngữ (nói lắp, phát âm không rõ), thường phải chịu các bệnh về hô hấp hay dị ứng. Ở thai phụ, vấn đề DHA có thể được thể hiện qua việc trầm cảm, hay quên, dễ nóng giận, cáu gắt.

Việc cung cấp DHA trong quá trình mang thai vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Để tránh gặp những vấn đề, bất trắc nguy hiểm, người mẹ cần cung cấp đủ lượng DHA.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về DHA, từ đó giúp bạn cân bằng chế độ ăn uống nhằm có một sức khỏe tốt cũng như đảm bảo sự phát triển của bé sau này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Taurine là gì? Hiểu để dùng cho đúng

(78)
Taurine là gì? Về bản chất, đây là một hợp chất hữu cơ được gọi là axit amin. Axit amin là các khối tổng hợp protein cần thiết của cơ thể con ... [xem thêm]

Sự thật về hội chứng truyền máu song thai

(37)
Hội chứng truyền máu song thai (Twin-to-twin transfusion syndrome – TTTS) là một tình trạng hiếm gặp, nghiêm trọng có thể xảy ra trong khi mẹ bầu mang thai cặp song ... [xem thêm]

Mẹo vặt giúp làm mờ sẹo hiệu quả tại nhà

(31)
Nếu biết cách làm mờ sẹo tại nhà, bạn sẽ xua tan nỗi lo về những vết sẹo cứng đầu để lấy lại sự tự tin cùng vẻ đẹp của làn da. Nếu những vết ... [xem thêm]

Các loại thuốc đau dạ dày thường dùng

(59)
Những cơn đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đau dạ dày để ... [xem thêm]

Thuốc nam trị thiếu máu cơ tim: Từ cây thuốc đến bài thuốc hiệu quả

(44)
Các cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim không chỉ được người dân châu Á ưa chuộng, mà còn khiến các nhà khoa học phương Tây ngạc nhiên với hiệu quả hỗ ... [xem thêm]

Bật mí 10 bí quyết giúp sinh con khỏe mạnh và thông minh

(62)
Ai cũng muốn sinh con khỏe mạnh và thông minh. Vậy những bí quyết nào sẽ giúp mẹ bầu đạt được kỳ vọng đó? Không chỉ sức khỏe mà cả trí thông minh ... [xem thêm]

Thất tình và những tác động đáng sợ đến sức khỏe

(99)
Trong khi một tình yêu thăng hoa có thể mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thì thất tình lại khiến bạn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.Nhiều ... [xem thêm]

Đột quỵ đâu chỉ xảy đến với người già!

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN