9 lỗi cơ bản nhưng cực nguy hiểm khi chơi boxing

(4.31) - 41 đánh giá

Boxing đang là một trong những môn thể thao hot nhất hiện tại. Với đấm bốc, bạn có thể đốt cháy 100 calo chỉ trong khoảng thời gian ngắn hơn 15 phút. Thật đáng ngạc nhiên phải không nào? Thế nhưng, trước khi dấn thân vào môn thể thao này, hãy tìm hiểu những lỗi lầm dễ mắc phải nhất để tránh nhé!

Lơ là việc phòng thủ

Sai lầm dễ mắc phải nhất chính là không chắn tay lên và trở về thế phòng thủ giữa các cú đấm. Bạn sẽ có xu hướng đấm hơn hai cú trong một lần và buông thõng tay xuống sau khi cú đấm kết thúc.

Từ khía cạnh chuyên môn mà nói, bạn cần phải phòng thủ càng kín kẽ càng tốt. Nếu bạn đã quen với tư thế phòng thủ thì trong những lần sau đó nếu có lỡ quên mất về tư thế phòng thủ, bạn sẽ cảm nhận được sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn cho rằng tư thế phòng thủ là vô nghĩa bởi bạn chỉ tập đấm bốc để rèn luyện sức khỏe? Hãy suy nghĩ lại vì động tác phòng thủ có thể giúp các cơ vai và lưng của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.

Không thư giãn

Dù boxing không phải là môn thể thao dễ chịu gì nhưng bạn không nên căng cứng phần vai khi luyện tập bởi nó không tốt chút nào. Sẽ chẳng dễ nhìn gì khi bạn đứng tập mà đôi vai cứ co rúm lại và tay chỉ chực muốn rút vào bên trong đúng không? Trông bạn sẽ giống như người khổng lồ xanh Hulk bị nhét vào trong một chiếc hộp chật chội vậy. Không một võ sĩ tài giỏi nào lại căng thẳng suốt trận đấu cả bởi điều này sẽ làm họ khó di chuyển theo ý muốn, mất linh hoạt và phản xạ chậm chạp hơn hẳn.

Quá tập trung vào sức mạnh thay vì tăng cường hoạt động cho tim mạch

Bạn chỉ cần phải tập boxing trong vòng 5 phút và sẽ hiểu ra ngay được những gì bạn cần là rèn luyện cho hệ tim mạch. Nếu việc tập luyện quá khắc nghiệt, bạn sẽ nhanh chóng đuối sức chỉ sau một vài phút. Vì vậy mà các vận động viên boxing phải rèn luyện thêm bằng cách nhảy dây hay chạy bộ. Nhảy dây là một phương pháp hiệu quả vì nó sẽ tác động tích cực lên vai và chân, tăng cường hoạt động vùng chân, rèn các cơ sâu bên trong cơ thể và một khi đã quen với việc nhảy dây, bạn sẽ học được thêm những mẹo luyện tập mới để việc nhảy dây luôn thật hào hứng và thú vị.

Chỉ tập luyện với đệm đấm

Đệm đấm là thiết bị cố định để bạn có thể di chuyển xung quanh và đấm nó cho đến khi mệt nhoài thì thôi. Thiết bị này sẽ giúp bạn luyện tập một cách thông minh, tuy vậy nó vẫn hạn chế bạn ở nhiều phương diện. Nếu có thể, hãy tìm được một người bạn/huấn luyện viên cầm giúp đệm đấm và hỗ trợ bạn rèn luyện thêm kĩ năng, đồng thời có thêm người luyện tập cùng sẽ làm bạn tìm được nhiều hứng thú hơn trong việc luyện tập.

Hãy tính toán suy nghĩ chứ không đấm bốc theo bản năng

Nếu bạn có đối thủ thực sự, cảm giác sẽ rất khác với khi tập luyện với đệm đấm. Khác biệt lớn nhất chính là phòng thủ và thời gian. Bạn cần đảm bảo rằng mình phản xạ lại thật thông minh chứ không đơn thuần là làm theo bản năng.

Không đeo đồ bảo hộ

Cách đơn giản nhất để tránh chấn thương khi tập boxing chính là đeo đồ bảo hộ. Phần đệm trên găng tay sẽ không chỉ bảo vệ người mà bạn đấm vào mà còn giữ cho khuỷu tay và khớp tay của bạn được an toàn.

Găng tay bảo hộ kém chất lượng hoặc được đeo quá lỏng lẻo sẽ khiến bạn giữ nắm đấm ở tư thế dễ bị chấn thương khuỷu tay, bàn tay, ngón tay…. Phần xiết trên găng bảo hộ sẽ giữ nắm đấm của bạn ở một vị trí an toàn và giữ găng tay đúng vị trí cần thiết.

Chọn sai găng bảo hộ

Hãy chọn găng tay một cách sáng suốt và tránh xa những loại găng quá nhẹ. Chúng có thể rất nhẹ, giúp bạn di chuyển nhanh hơn và cảm thấy thoải mái hơn nhưng loại găng trên sẽ không bảo vệ được bạn.

Hầu hết các loại găng đều có khối lượng khoảng 360 gr và dồn vào phần đệm bên trong găng. Nếu bạn tập với đối thủ, hãy trang bị găng có đệm nhiều; nếu bạn tập với đệm đấm hay bao cát thì đệm găng không thực sự quan trọng.

Việc đầu tư mua một đôi găng chất lượng vô cùng quan trọng bởi bạn sẽ gắn bó với nó lâu dài. Nếu bạn dùng chung găng với người khác, hãy chú ý việc thông khí cho găng bởi rất có thể găng sẽ “nặng mùi” hệt như chân vậy.

Đặt chân không chính xác

Khi phòng thủ, bạn sẽ để bên chân không thuận lên phía trước. Những tay boxing thuận tay phải thường để chân trái ra phía trước, vai và tay nghiêng qua bên tay phải.

Bạn sẽ đứng với chân ở tư thế chân trước nằm ở vị trí kim đồng hồ 10 giờ, chân sau ở vị trí kim 4 giờ và đứng dạng chân ra rộng hơn vai một chút. Bạn cần phải đứng ở tư thế này bởi thông thường bạn sẽ cần thủ thế ở bên yếu hơn và tung nắm đấm bằng bên có lực hơn. Chân của bạn không nên quá sát nhau bởi sẽ khó giữ thăng bằng và ít có khả năng té ngã khi di chuyển và đấm.

Nếu đứng chân quá rộng, bạn sẽ rất khó di chuyển và xoay đầu.

Chỉ bắt chước như máy thay vì hiểu được bản chất động tác đấm bốc

Thường thì đây chính là lỗi của người hướng dẫn. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ hình thành cho mình thói quen xấu theo thời gian. Việc giữ chân và hông đúng tư thế thực sự có vai trò rất quan trọng.

Nếu một người tập đấm bốc với kĩ thuật yếu quá lâu, sẽ rất khó để uốn nắn lại bởi khi ấy người này đã quá quen với tư thế sai ở tay và chân.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • 5 sai lầm khi tập thể dục buổi sáng khiến bạn tăng cân
  • Ngưng tập gym bao lâu thì ảnh hưởng xấu đến cơ?
  • Bảo vệ làn da khi tập thể thao

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đi tìm nguyên nhân khiến núm vú bị nứt khi mẹ cho con bú

(18)
Nứt đầu ti luôn là nỗi ám ảnh cả về thể xác lẫn tinh thần của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt đầu ti, nếu không hiểu và có ... [xem thêm]

Cần sa và những tác hại không ngờ đối với sức khỏe

(40)
Tác hại của cần sa là gì? Không chỉ làm giảm khả năng tập trung, mất trí nhớ, cần sa còn làm giảm khả năng phán đoán, làm thay đổi ADN, gây ung thư tinh ... [xem thêm]

Cách sử dụng gel bôi trơn để tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục

(21)
Đời sống tình dục của các cặp đôi sẽ ngày càng thăng hoa và thỏa mãn hơn nếu biết cách sử dụng gel bôi trơn khi làm chuyện ấy!Có đến 50% cặp đôi cho ... [xem thêm]

Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(67)
Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi ... [xem thêm]

7 lầm tưởng về đường khiến bạn kinh ngạc

(28)
Bạn quyết định nói không với đường vì sợ tăng cân và mắc nhiều căn bệnh? Những lầm tưởng phổ biến về đường có thể khiến bạn phải ăn kiêng kham ... [xem thêm]

Yoga nóng – xu thế “hot” không nên bỏ lỡ

(73)
Những lo ngại về tình trạng béo phì, thừa cân, mỡ, bụng chảy xệ đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí của nhiều người. Thừa cân không chỉ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân

(74)
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm có thể lây lan qua nước bọt. Bạn cần nắm được các thông tin cần thiết về bệnh này để biết cách bảo ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm hết nọng cằm đơn giản

(68)
Một chiếc nọng cằm ngấn mỡ có thể khiến bạn cảm thấy tự ti vì gương mặt mất đi nét thon gọn. Đừng lo lắng, bạn có thể áp dụng lối sống lành ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN