Đời sống tình dục sau khi bị đột quỵ

(4.1) - 91 đánh giá

Sự thay đổi trong khả năng tình dục sau khi bị đột quỵ thường ít khi được nhận ra và quan tâm đúng mức. Cho dù trong thực tế các cơn đột quỵ rất hiếm khi trực tiếp làm rối loạn chức năng tình dục, nhưng sự căng thẳng gây ra bởi nó thật sự là một thách thức khó khăn mà các cặp đôi phải đối mặt.

Sự căng thẳng bắt đầu ngay sau khi bệnh nhân và người yêu rời bệnh viện và bất lực nhìn cuộc sống của mình tràn ngập trong những khó khăn mới như học cách thích nghi với những biện pháp điều trị không hề dễ chịu, đối phó với những phức tạp trong chính sách bảo hiểm, tham gia các buổi vật lý trị liệu, cơ năng trị liệu, gặp bác sĩ theo đúng lịch trình được yêu cầu và còn phải kiểm tra hàng đống mẫu đơn cũng như giấy tờ lạ lẫm.

Hàng loạt các thách thức mới này trong cuộc sống có thể ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ lãng mạn của họ, đó là chúng ta chưa đề cập đến những khuyết tật về thể chất và trí não mà bệnh đột quỵ gây ra sẽ thay đổi sự tương tác giữa hai người như thế nào. Và dù họ có thích hay không, ham muốn về tình dục của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, ít nhất là trong tạm thời, bởi vì những biến chứng của cơn đột quỵ như chứng mất khả năng ngôn ngữ (mất khả năng nói hoặc hiểu ngôn ngữ nói), chứng liệt nửa người (tê liệt một bên cơ thể thường ở mặt, cánh tay và chân) hoặc liệt nhẹ nửa người.

Những thách thức này cùng với những yếu tố được miêu tả dưới đây sẽ khiến cuộc sống thân mật của bệnh nhân đột quỵ gặp vô vàn khó khăn trừ khi họ đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng để đối phó.

Các vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến sự thân mật sau khi bị đột quỵ

Đột quỵ tự nó không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự rối loạn chức năng tình dục. Thay vào đó, cơn đột quỵ chỉ khiến đời sống tình dục phải tạm dừng lại vì cần có một khoảng thời gian để ta thích ứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời. Ví dụ như, một nghiên cứu đã khám phá ra 80% đàn ông bị rối loạn cương dương sau cơn đột quỵ đã lấy lại khả năng của mình một cách tự nhiên chỉ sau vài tháng.

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng vẫn có thể phải chịu tình cảnh này tận nhiều năm sau cơn đột quỵ. Đây là danh sách các lý do thông thường gây ra tình trạng này:

Nỗi sợ một cơn đột quỵ khác

Nhiều người tin rằng, sự phấn khích trong hoạt động tình dục có thể gây ra một cơn đột quỵ khác cho một người từng bị đột quỵ. Sự thật thì trường hợp này nếu có xảy ra cũng rất hiếm. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân bị bệnh tim giai đoạn nặng hạn chế các hoạt động khiến tim hoạt động mạnh (ngay cả việc quan hệ tình dục) nhằm ngăn chặn cơn đau tim có thể xảy ra.

Hạn chế quan hệ tình dục cũng được khuyến nghị đối với các bệnh nhân vừa phải phẫu thuật để chữa chứng phình mạch máu hay một mạch máu bị rách. Bệnh nhân phải thực hiện điều này do sự tăng lên của huyết áp khi quan hệ tình dục có thể làm đứt mạch máu và gây xuất huyết. Ngoài các trường hợp trên thì gần như không có một lý do nào về mặt y khoa khiến bệnh nhân phải lánh xa tình dục.

Thật không may, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nỗi lo sợ này của bệnh nhân lại là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rối loạn chức năng tình dục ở các bệnh nhân từng bị đột quỵ. Ví dụ, một nghiên cứu đã cho thấy hơn 50% bệnh nhân sau khi hồi phục từ lần bị đột quỵ đã hạn chế hoạt động tình dục của mình vì sợ rằng nó sẽ gây hại cho sức khỏe của họ. Một tỷ lệ còn lớn hơn nữa bạn tình của họ nói rằng họ ngại khơi mào một cuộc ân ái vì sợ rằng đối tác của họ có thể mắc phải một cơn đột quỵ khác.

Giảm ham muốn

Giảm ham muốn sau khi bị đột quỵ có thể do nhiều tác nhân tâm lý, bao gồm thiếu tự tin, không chắc chắn về tương lai của mối quan hệ, nỗi lo về vấn đề tài chính, và những khó khăn trong việc chấp nhận một cuốc sống mới với khiếm khuyết của cơ thể. Ngoài ra, giảm ham muốn còn có thể gây ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm và chữa trị cao huyết áp (ví dụ như nhóm thuốc đối kháng beta).

Không thể cử động

Các cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng tới các khu vực điều khiển tay và chân ở não, do đó khiến cho bạn không thể thực hiện các tư thế quan hệ yêu thích của mình. Dĩ nhiên một số người sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não và thói quen tình dục của họ trước khi bị cơn đột quỵ ảnh hưởng.

Trầm cảm

Một số nghiên cứu cho rằng sự trầm cảm sau khi bị đột quỵ đã làm giảm khả năng tình dục ở cả người bệnh và đối tác. Tuy nhiên, vẫn còn những thắc mắc là liệu chính chứng trầm cảm gây ra sự suy giảm khả năng tình dục hay là do các phương pháp điều trị vì giảm ham muốn là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống trầm cảm.

Khu vực não liên quan đến tình dục bị tổn thương

Như đã nêu ở trên, các cơn đột thường hiếm khi trực tiếp gây ra rối loạn tình dục. Tuy nhiên, một số cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng đến cảm giác của vùng sinh dục, khiến bệnh nhân thấy bị tê ở bộ phận sinh dục. Một số cơn đột quỵ khác còn có thể khiến bệnh nhân không còn nhận biết được bộ phận sinh dục của họ. Tất nhiên, mỗi trường hợp trên đều làm việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn. Những cơn đột quỵ ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, một khu vực ở não có nhiệm vụ điều khiển hormone tình dục, có thể cũng tác động đến đời sống tình dục của bệnh nhân. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm hoi, đột quỵ có thể làm tăng bản năng tình dục, hoặc các hành vi tình dục không bình thường và không thích hợp.

Bạn có thể làm gì để cải thiện đời sống tình dục sau khi bị đột quỵ?

Tham gia trị liệu tình dục là cách hiệu quả nhất để cải thiện khả năng tình dục sau khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt và có thể không được bảo hiểm chi trả. Điều cần thiết là bạn phải trao đổi cởi mở với đối tác của mình.

Hỏi bác sĩ xem có thể thay đổi một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục trong phác đồ điều trị của bạn.

Trong khi cố gắng phục hồi chức năng của mình hằng ngày, bạn cần hiểu rằng việc chấp nhận những khuyết tật của cơ thể mình là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tái lập lại đời sống tình dục của bạn.

Hãy tự tin và khám phá khả năng tình dục của bạn theo những cách mới dù bạn làm điều đó một mình hay với đối tác của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự hình thành và phát triển của thai nhi qua 42 tuần tuổi

(57)
,Bạn mới có thai và rất muốn biết quá trình con lớn dần trong bụng mình thế nào? Hãy theo dõi sự phát triển của thai nhi qua 42 tuần tuổi để hiểu rõ hơn ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cà tím: 7 lý do để ăn, 4 lý do để tránh

(24)
Bà bầu ăn cà tím có được không, có nên không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nếu ăn số lượng vừa phải, cà tím sẽ là loại thực phẩm tốt cho bạn. ... [xem thêm]

Ăn gì để trị mụn tuổi trưởng thành?

(98)
Bạn nghĩ rằng mình là người duy nhất đang chịu đựng cơn ác mộng mang tên mụn khi trưởng thành? Thực ra có rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ với bạn ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

(45)
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không là lo lắng chung của người có nhịp tim không ổn định. Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời bởi mức độ nguy ... [xem thêm]

Triệu chứng viêm phổi: Nhận biết ngay kẻo muộn!

(56)
Triệu chứng viêm phổi có thể bị nhầm lẫn với các chứng cảm cúm, dị ứng mũi… Nếu không nhận biết sớm, bệnh dễ trở nặng gây nguy hiểm đến tính ... [xem thêm]

Bé tập bơi: Cần trang bị những gì để không phải lo lắng

(30)
Bơi lội là kỹ năng sống cần thiết với con và là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Do đó, cho bé tập bơi từ sớm nhưng vẫn không quên đảm bảo quy tắc an ... [xem thêm]

Mẹ nên bổ sung men vi sinh (probiotic) để hệ tiêu hóa của con được khỏe mạnh

(51)
Probiotic hay men vi sinh là những vi khuẩn nấm men mang những lợi ích tích cực cho hệ tiêu hóa khi chúng được đưa vào cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về các xét nghiệm máu khi mang thai

(83)
Các xét nghiệm máu khi mang thai là một phần của chương trình khám tiền sản. Một số xét nghiệm dành cho tất cả phụ nữ, nhưng một vài xét nghiệm chỉ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN