Ăn gì để trị mụn tuổi trưởng thành?

(4.06) - 98 đánh giá

Bạn nghĩ rằng mình là người duy nhất đang chịu đựng cơn ác mộng mang tên mụn khi trưởng thành? Thực ra có rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ với bạn đấy. Theo một nghiên do Bệnh viện Tổng hợp Massachusetts thực hiện, mụn lâm sàng ảnh hưởng tới 45% phụ nữ trong độ tuổi 21–30, 26% phụ nữ trong độ tuổi 31–40 và 12% phụ nữ trong độ tuổi 41–50.

Ăn gì để không còn mụn?

Tại sao các khuyết điểm trên da vẫn tiếp tục nán lại sau tuổi dậy thì? Áp lực, hormone, mỹ phẩm và đáng ngạc nhiên là chế độ ăn uống cũng được suy đoán là những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mụn.

Trong khi mối liên hệ giữa thực phẩm và mụn vẫn còn gây tranh cãi, những nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn và tình trạng mụn vẫn còn nhỏ lẻ và chưa đủ thuyết phục. Dù vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống vẫn có thể giúp bạn điều trị mụn.

Ăn thực phẩm giàu omega-3

Theo một nghiên cứu về tác động của chất béo đến sức khỏe và bệnh tật, những thực phẩm giàu chất béo tự nhiên (như omega-3) có thể giúp giảm bớt mụn. Thêm vào đó, chúng còn cải thiện tinh thần. Bạn nên chọn đồ ăn vặt như trái bơ, các loại hạt nguyên vỏ, trái ô liu, dầu ô liu, cá hồi tự nhiên và cá mòi.

Hạn chế sữa

Những bệnh nhân không có gen bị mụn thì sữa thực sự không khiến họ bị mụn. Tuy nhiên, với những ai có dễ bị mụn và nhạy cảm với sữa, nó sẽ khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn rất nhiều.

Việc hạn chế sữa dường như đóng vai trò lớn nhất trong việc giảm các đốm mụn. Mặt khác, bạn nên thử cắt giảm sữa trong 2 tuần xem có tạo nên sự khác biệt nào cho bạn không nhé.

Bổ sung kẽm

Kẽm cần cho cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Các nghiên cứu cho thấy những người bị mụn thường bị thiếu hụt kẽm so với những người khác. Do đó, bạn hãy bổ sung kẽm cho cơ thể bằng các thực phẩm như thịt, trứng, nấm, các sản phẩm ngũ cốc nguyên cám và hàu.

Ăn một lượng carbohydrate hợp lý

Các loại ngũ cốc tinh chế và bột trắng trong bánh mì, mỳ ống, bánh mì tròn và bánh nướng xốp có thể khiến lượng đường huyết tăng vọt nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân gây nên mụn. Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp vì chúng có thể cải thiện làn da của bạn. Hạt diêm mạch, gạo lứt, lúa mạch và khoai lang có thể thỏa mãn cơn thèm carbohydrate mà không làm trầm trọng thêm tình trạng da của bạn.

Chú trọng vitamin A

Một làn da khỏe mạnh luôn cần đến loại vitamin hòa tan trong chất béo này. Việc bổ sung vitamin A có thể cải thiện tình trạng mụn ở nhiều bệnh nhân. Bạn nên ăn khoai lang, cải xoăn, rau chân vịt và cà rốt để có thể gặt hái những lợi ích tuyệt vời từ vitamin A.

Mụn tuổi trưởng thành đòi hỏi nhiều thời gian và cố gắng để có thể trị dứt điểm. Hãy kiên trì áp dụng các bí quyết trên đây để thấy được sự thay đổi rõ rệt của làn da bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cách nấu cháo xương cho cả nhà vào những ngày trở lạnh

(90)
Cháo xương là món ăn giản dị, quen thuộc, không chỉ giàu dinh dưỡng mà cách nấu cháo xương ngon lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Chính vì vậy, trong ... [xem thêm]

8 điều bạn nên thử khi mất động lực làm việc

(20)
Mất động lực làm việc là vấn đề thường gặp ở nhiều người, điều quan trọng là bạn cần biết cách vượt qua để tiếp tục trên con đường sự ... [xem thêm]

Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh

(43)
75% cơ thể của con người là nước. Mất nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé không được cung cấp đủ nước cần thiết để duy trì hoạt động cơ ... [xem thêm]

Yếu tố nào gây ra bệnh vẩy nến?

(51)
Dầu dừa có nhiều lợi ích cho da, ví dụ như dưỡng ẩm, giảm viêm, diệt vi khuẩn… Ngoài ra, dầu dừa còn là một liệu pháp giúp loại bỏ các vảy đóng trên ... [xem thêm]

Mách bạn 4 loại thực phẩm tốt cho răng của bé

(69)
Khi còn nhỏ, các bé sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa mọc đầy đủ dần trong thời gian 3 năm. Và rồi, khi bé lên 12-13 tuổi, những chiếc răng ấy sẽ rụng ... [xem thêm]

Bạn có biết màu sữa mẹ như thế nào là tốt?

(49)
Màu sữa mẹ như thế nào là tốt luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Sữa mẹ thường có màu vàng, trắng, nâu hoặc nhuốm màu xanh. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Thường nhuộm tóc làm tăng nguy cơ mắc leukemia (bệnh bạch cầu)

(43)
Leukemia là tên gọi khác của bệnh bạch cầu. Đó là tình trạng ung thư máu hoặc ung thư tủy xương. Tủy xương là nơi tạo ra các tế bào máu. Khi các tế bào ... [xem thêm]

Cần phải làm gì nếu khởi phát hen suyễn khi tập thể dục?

(80)
Nhiều nhân tố khác nhau có thể gây bộc phát cơn hen suyễn, bao gồm cả việc luyện tập thể dục. Vậy tại sao tập thể dục lại gây khởi phát cơn hen và có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN