Điều trị suy thận và những điều bạn nên biết

(3.67) - 42 đánh giá

Tình trạng hầu hết các chức năng thận đều ngưng hoạt động rất dễ gây tử vong ở người bệnh. Do đó, lúc này, điều trị suy thận là việc thiết yếu hàng đầu.

Mỗi ngày, cùng với những cơ quan nội tạng khác, thận đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng nhằm duy trì sự sống cho cơ thể. Trọng trách được nhiều người biết đến nhất của thận gồm:

  • Lọc thải độc tố
  • Loại bỏ phần dịch dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Kích thích sản sinh hồng cầu khỏe mạnh
  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp

Khi thận chịu tổn thương, hiệu quả của những quá trình trên sẽ không còn được đảm bảo. Tình trạng này kéo dài có khả năng dẫn đến suy thận, nghĩa là:

  • Chức năng thận suy giảm 85 – 90%
  • Thận hoàn toàn mất khả năng duy trì sự sống cho cơ thể

Lúc này, cơ hội sống sẽ tương đối thấp, nếu bạn không tiếp nhận điều trị suy thận.

Vậy, bạn đã biết làm thế nào để đối phó với vấn đề trên chưa?

Khi nào bạn cần điều trị suy thận?

Dựa vào những yếu tố dưới đây, bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định khi nào liệu trình điều trị suy thận nên được tiến hành:

  • Triệu chứng phát sinh và mức độ nghiêm trọng
  • Các vấn đề sức khỏe khác mà bạn đang phải đối đầu
  • Khả năng hoạt động còn lại của thận
  • Chế độ dinh dưỡng


Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh suy thận

Chọn cách điều trị phù hợp

Hiện nay, những phương pháp điều trị suy thận đem lại kết quả khả quan nhất là thẩm tách và ghép thận. Cả hai đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tìm hiểu kỹ về chúng sẽ giúp bạn dễ lựa chọn biện pháp phù hợp hơn.

Mặc dù vậy, nếu bạn vẫn gặp khó khăn với việc lựa chọn, bác sĩ có thể thay bạn đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại
  • Lối sinh hoạt thường ngày
  • Quyết định cá nhân của bạn
Bác sĩ sẵn sàng giúp bạn quyết định nên thực hiện phương pháp điều trị nào.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo kết quả như mong đợi, dù áp dụng biện pháp nào, bạn cũng cần tuân theo đúng lịch trình điều trị do bác sĩ đề xuất, bao gồm:

  • Thực hiện liệu trình đầy đủ và đúng thời hạn
  • Áp dụng chế độ ăn uống đặc biệt cho người đang điều trị suy thận
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi phương pháp khi đang tiến hành điều trị suy thận. Điều này chủ yếu liên quan đến sự thay đổi của một số yếu tố như:

  • Chất lượng cuộc sống
  • Tình trạng sức khỏe
  • Khả năng tài chính
  • Nhu cầu cá nhân

Thẩm tách: phương pháp điều trị bệnh thận phổ biến nhất

Thông thường, khi đề cập đến việc điều trị cho người mắc các bệnh về thận nói chung và suy thận, nhiều chuyên gia sẽ chủ trương tìm cách thay thế chức năng lọc độc tố và đào thải dịch dư thừa từ máu của thận. Thủ thuật có thể làm được điều này gọi là thẩm tách.

Dựa theo cơ chế hoạt động của thủ thuật này, bác sĩ phân loại thẩm tách thành hai biện pháp gồm:

  • Chạy thận nhân tạo: sử dụng một thiết bị chuyên dụng để lọc máu thay thận, còn gọi là máy lọc máu hay thận nhân tạo.
  • Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng): khác với chạy thận nhân tạo, ở biện pháp này, các chuyên gia sẽ dùng chính phúc mạc (lớp bảo vệ mỏng của các cơ quan trong khoang bụng) để lọc máu.

Vì cả hai biện pháp trên đều mang chung mục tiêu là “gánh vác” nhiệm vụ lọc thải thay thận, do đó, dù chọn chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc, bạn vẫn phải thực hiện liệu pháp này trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Ghép thận: Phương án đem lại triển vọng nhất

Thủ thuật cấy ghép thận liên quan đến việc sử dụng thận hiến tặng thay thế cho cơ quan tương tự đã suy yếu. Điều này cũng có nghĩa các vai trò của thận sẽ tiếp tục hoạt động như trước.

Thận được ghép có thể đến từ người hiến tặng đã qua đời hoặc còn sống. Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ thải ghép phát sinh, bác sĩ sẽ chọn cơ quan có độ tương thích cao nhất với cơ thể bạn. Mặt khác, một người cũng có thể sống tốt với một quả thận. Do đó, với trường hợp ghép thận, không ít người hiến tạng là người thân trong gia đình.

Mặt khác, dù chức năng thận đã quay lại nhờ cơ quan mới, nhưng mầm bệnh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy, bạn vẫn sẽ cần nhận sự chăm sóc y tế cho đến khi sức khỏe đảm bảo an toàn.

Chất lượng cuộc sống sau khi điều trị suy thận

Sau một thời gian ngắn điều trị, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Điều này nhờ vào một số chức năng quan trọng của thận như lọc thải độc tố và loại bỏ dịch dư thừa đã quay lại, từ đó cải thiện các triệu chứng.

Tuy vậy, bạn vẫn cần thêm sự trợ giúp từ thuốc kê đơn nhằm đề phòng một số biến chứng suy thận phát sinh ngoài ý muốn, chẳng hạn như:

Thuốc kê toa vẫn cần thiết nhằm ngăn cản một số biến chứng phát sinh.
  • Chất kết dính phốt phát và vitamin D: duy trì độ chắc khỏe của xương.
  • Thuốc ESA: thay thế erythropoietin, một loại hormone do thận sản sinh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
  • Chất bổ sung sắt: hỗ trợ thuốc ESA sản sinh hồng cầu.
  • Vitamin và khoáng chất: hai loại dưỡng chất này rất dễ bị thiếu hụt trong quá trình lọc máu nhân tạo. Do đó, bạn sẽ cần bổ sung chúng để cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Một số loại thuốc đặc trị khác: điều này phụ thuộc vào những bệnh lý đang xảy ra ở cơ thể, ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, chỉ số cholesterol trong máu cao…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: chủ yếu áp dụng trong trường hợp ghép thận. Nhiệm vụ của loại thuốc này là ngăn cản các tế bào miễn dịch đào thải cơ quan được ghép vào (chống thải ghép).

Khi nào bạn có thể quay lại cuộc sống thường ngày sau khi cấy ghép thận hoặc thẩm tách?

Thời gian nghỉ dưỡng sau ca phẫu thuật ghép thận hoặc liệu trình chạy thận nhân tạo của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng phục hồi của cơ thể. Sau giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể quay lại cuộc sống thường ngày như cũ.

Tuy nhiên, vì chạy thận nhân tạo là liệu pháp vô thời hạn nên bạn cần phối hợp với nhân viên y tế để lên kế hoạch tiến hành điều trị phù hợp với lịch làm việc.

Ngày nay, bạn có thể lựa chọn thẩm tách hay cấy ghép nội tạng để điều trị suy thận. Mặc dù có những ưu, khuyết điểm riêng, nhưng cả hai liệu pháp này đều có chung mục tiêu là thay thế những chức năng đã mất của thận, nhằm duy trì sự sống cho cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bí quyết cho bữa sáng giảm cân hoàn hảo

(91)
Bữa sáng khỏe mạnh và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để ăn uống trở nên khoa học, cung cấp nhiều năng lượng để bạn vận động hơn và ... [xem thêm]

Những sự thật không ngờ về màng trinh

(28)
Màng trinh được xem là “cái ngàn vàng” của con gái. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chưa thật sự hiểu được chức năng của màng trinh và những giai thoại ... [xem thêm]

Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Những giải pháp giúp bạn giảm thiểu rủi ro

(10)
Ngay cả khi là chặng cuối của các bệnh tim mạch, kết quả chẩn đoán suy tim không có nghĩa là bạn đã bước đến cánh cửa tử thần. Vậy bệnh suy tim có nguy ... [xem thêm]

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

(64)
Dinh dưỡng là một trong các biện pháp hỗ trợ quá trình chữa gan nhiễm mỡ. Tùy theo thể trạng của mỗi người, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết ... [xem thêm]

Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

(90)
Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm ... [xem thêm]

Đau đầu gối: 4 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ!

(80)
Bạn có thể đã từng nghe về liệu pháp vật lý sử dụng laser cường độ thấp để chữa trị đau đầu gối. Vậy liệu pháp sử dụng laser cấp IV có tác ... [xem thêm]

Những điều nên và không nên làm khi mắc viêm gan C

(61)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

“Hội chứng cháy sạch” khiến bạn kiệt sức ở công sở

(61)
Bạn có thấy mỗi sáng không nhấc nổi người dậy đi làm hay cả người rã rời khi bước vào chỗ làm? Không chỉ là do tình trạng mệt mỏi thông thường mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN