Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Những giải pháp giúp bạn giảm thiểu rủi ro

(4.17) - 10 đánh giá

Ngay cả khi là chặng cuối của các bệnh tim mạch, kết quả chẩn đoán suy tim không có nghĩa là bạn đã bước đến cánh cửa tử thần. Vậy bệnh suy tim có nguy hiểm không và liệu có cách nào giúp bạn giảm thiểu rủi ro?

Sau 5 lần cấp cứu vì suy tim, sức khỏe ông Cao Văn Hồng (Số 2, Nguyễn Hữu Thọ, Tân Biên – Tây Ninh) xuống cấp trầm trọng đến mức phải nằm một chỗ suốt 7 tháng trời. Trong khoảng thời gian này, dường như lúc nào cũng có người thân túc trực bên giường vì lo sợ ông có thể đi bất cứ lúc nào.

Mặc dù trông chờ vào bác sĩ, cả nhà ai cũng bị ám ảnh bởi những ý nghĩ ảm đạm “suy tim có nguy hiểm không?”, “suy tim có chết không?”…

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy tim

Giống như trong trường hợp của ông Hồng, mức độ nguy hiểm của người bệnh suy tim không chỉ được xác định bằng những lần cấp cứu nhập viện hay triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi… Tính mạng người bệnh còn bị đe dọa bởi 3 biến chứng cấp tính nguy hiểm sau đây:

• Phù phổi cấp: Tình trạng suy tim gây ứ một lượng lớn dịch ở phổi, làm cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến các triệu chứng ho khan, khó thở… Nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, tình trạng ứ trệ này có thể dẫn tới cơn phù phổi cấp (chết đuối trên cạn) với các triệu chứng khó thở đột ngột, ho ra bọt màu hồng… Khi gặp biến chứng này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

• Đột tử do rối loạn nhịp tim: Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh, cụ thể là nhịp nhanh thất hoặc rung thất sẽ có nguy cơ đột tử cao. Để phòng ngừa biến chứng đột tử do rối loạn nhịp tim, người bệnh nên đặt máy khử rung tim.

• Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong khiến rất nhiều người bệnh lo sợ do máu ứ trệ trong tim dài ngày dẫn đến kết dính với nhau tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể gây bít tắc động mạch vành, động mạch não, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não.

Cấp độ suy tim nào nguy hiểm nhất?

Dù là cấp độ 1, 2, 3 hay 4 thì bệnh nhân vẫn luôn phải đối mặt với các nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các căn bệnh kèm theo trong quá trình điều trị. Nhìn chung, người bệnh càng ở giai đoạn sau và cấp độ suy tim càng cao thì rủi ro càng nhiều.

Bệnh suy tim là tập hợp của tất cả các dấu hiệu cũng như triệu chứng ở giai đoạn cuối của các bệnh tim mạch, nên cấp độ suy tim có thể được xác định theo mức độ khó thở.

Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, suy tim có thể được chia thành 4 cấp độ sau:

Cấp độ suy tim Triệu chứng
INgười bệnh không có hoặc có rất ít triệu chứng, các triệu chứng cũng không rõ ràng ngay cả khi vận động.
IINgười bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng suy tim nhẹ như đau thắt ngực, hụt hơi và khó khăn khi vận động bình thường.
IIICác triệu chứng đau thắt ngực và khó thở xuất hiện nhiều hơn, giới hạn khả năng hoạt động. Các triệu chứng giảm dần khi nghỉ ngơi và người bệnh chỉ có thể đi bộ trong khoảng cách ngắn khoảng 20 – 100m.
IVNgười bệnh thường xuyên khó thở, mệt mỏi ngay cả khi nằm nghỉ ngơi, có thể kèm theo triệu chứng khác nhau như phù chi, ho khan và đau tức ngực.

Nếu không đi khám định kỳ, mức độ suy tim 1 và 2 thường khó nhận biết vì chưa có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong khi đó, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn ở mức độ suy tim 3 và 4. Điều đáng lo ngại là, nhiều người bệnh phải đến khi bước vào hai giai đoạn này thì mới băn khoăn: “Bệnh suy tim có nguy hiểm không?”.

Vậy liệu có cách nào để phát hiện các dấu hiệu sớm hơn trước khi tình trạng bệnh trở nặng?

Dấu hiệu nhận biết suy tim trở nặng

Để phòng ngừa những biến cố nguy hiểm khi suy tim trở nặng là bạn cần nhanh chóng nhận ra những dấu hiệu bất thường cảnh báo suy tim đang tiến triển trầm trọng hơn trước khi quá muộn.

Sau đây là những dấu hiệu chứng tỏ bệnh suy tim bắt đầu trở nặng:

• Cảm giác khó thở tăng lên vào ban đêm: Người bệnh thường xuyên bị khó thở, phải thức dậy lúc nửa đêm, có cảm giác hụt hơi và mệt mỏi bất kỳ lúc nào.

• Cơ thể bị sưng phù nhiều hơn: Suy tim còn khiến cho các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là chân và vùng bụng bị sưng và phù.

• Nhịp tim giảm nhanh chóng: Cho dù được dùng thuốc theo chỉ định, sức co bóp của trái tim giai đoạn 4 bị suy yếu sẽ làm chậm nhịp tim, khiến chỉ số nhịp tim giảm hơn so với mức bình thường.

• Suy giảm chức năng thận: Có tới 50% số người mắc suy tim độ 4 sẽ bị suy thận. Khi xuất hiện các triệu chứng suy thận, tính mạng người mắc suy tim giai đoạn cuối sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Cách phòng tránh rủi ro khi suy tim

Bạn không thể kiểm soát được tiến triển của bệnh hay hồi phục hoàn toàn, song có thể làm giảm thiểu nguy cơ rủi ro bằng các cách sau đây:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim với các nguyên tắc giảm muối, hạn chế thực phẩm khó tiêu chứa nhiều đạm và chất béo là điều kiện tiên quyết mà bạn nên thực hiện.

2. Dùng thuốc theo chỉ định: Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám ngay để kịp thời xử lý.

3. Phẫu thuật tim mạch: Tùy theo nguyên nhân suy tim, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch, nong mạch, đặt stent, sửa chữa van tim, thay van tim, đặt máy tạo nhịp… Giải pháp cuối cùng là thay tim nếu tình trạng quá nguy cấp, song lựa chọn này rất khó khăn và đắt đỏ.

4. Duy trì sự vận động: Thói quen tập thể dục sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh tim, giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện được sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh suy tim nên tránh hoạt động gắng sức.

5. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Khi phải đối diện với các rủi ro về biến chứng, người bệnh suy tim có thể tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe để làm chậm tiến triển của bệnh suy tim.

Là sản phẩm dành cho tim mạch duy nhất tại Việt Nam đã được tạp chí Quốc tế công nhận và đăng tải nghiên cứu, Ích Tâm Khang (*) được nhiều người bệnh suy tim tìm đến như một giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng chính là lựa chọn đã giúp ông Cao Văn Hồng cải thiện sức khỏe tốt hơn sau 7 tháng chỉ nằm trên giường và 5 tháng phải đi xe lăn vì mệt không thể bước đi được:

“Sau khi uống hết hộp thứ nhất, tôi đã không còn cảm giác nặng ngực, trái tim như bị vắt bóp hay như bị kim châm nữa… Sau khi uống hết hộp thứ hai thì tôi bắt đầu đi được từ từ và bỏ luôn xe lăn… Uống được 17 hộp thì sức khỏe tốt hơn, tôi có thể đi được khoảng 100m mà không thấy mệt”.

Nếu tận mắt chứng kiến quá trình hồi phục của ông Cao Văn Hồng, chắc hẳn bạn đã có thể tìm ra được lời giải cho câu hỏi: “Bệnh suy tim có nguy hiểm không?”. Nếu một người bệnh nặng như ông phải ngồi xe lăn và nằm liệt giường cũng có thể đứng dậy và đi được thì bạn cũng có thể cải thiện được tình trạng của mình. Hãy luôn kiên trì theo dõi tình trạng bệnh và kết hợp nhiều giải pháp điều trị, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro của bệnh suy tim!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Viên | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách giúp bạn không quan tâm người khác nghĩ gì về mình

(63)
Bạn thấy mình quá mệt mỏi khi phải để tâm đến những lời bàn tán và nói xấu từ người khác. Có đôi khi bạn ước ao trở lại thời thơ ấu đầy đáng ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị chảy máu lưỡi?

(41)
Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng khi bị mụn trứng cá

(48)
Hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng khi bị mụn trứng cá có thể giúp bạn điều trị mụn hiệu quả hơn và hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng sẹo, thâm sau ... [xem thêm]

11 cách đơn giản giúp bạn thêm yêu bản thân

(46)
Không bao giờ là quá muộn để bạn yêu bản thân. Sẽ có những khó khăn trong cuộc sống bất chợt đến, đó là lúc bạn cần phải yêu thương bản thân nhiều ... [xem thêm]

7 cách đắp mặt nạ trà xanh tại nhà cho da sáng khỏe

(35)
Trà xanh không chỉ là một thức uống có hương vị thơm ngon mà nó còn là một thần dược đối với làn da và sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

8 bộ phim dành cho trẻ nhỏ mang lại nhiều ý nghĩa nhất

(70)
Phim dành cho trẻ nhỏ không chỉ xoay quanh các hình ảnh sinh động, thú vị hay nội dung dễ hiểu mà còn có thể đem đến các bài học đầy giá trị.Phim ảnh ... [xem thêm]

7 điều gây rối loạn cương dương

(41)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

7 cách đơn giản giúp da sáng khỏe hơn

(17)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN