Loét miệng họng trong ung thư trẻ em

(3.5) - 13 đánh giá

Loét miệng họng là một tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư ở trẻ em. Bác sĩ thường gọi tình trạng này là viêm niêm mạc miệng.

Viêm niêm mạc miệng là gì?

Miệng bao gồm khoang miệng và cổ họng. Viêm niêm mạc là sưng lớp màng nhầy, ẩm, lớp lót bên trong của một số cơ quan trong cơ thể. Viêm niêm mạc có thể xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo đường tiêu hóa bao gồm miệng, dạ dày, ruột và hậu môn. Nó thường dẫn đến các vết loét gây đau đớn.

Hơn 50% trẻ bị ung thư có thể bị viêm niêm mạc. Hơn 75% bệnh nhân được ghép tế bào tạo máu (còn được gọi là ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc) sẽ có thể có tác dụng phụ này. Nhiều bệnh nhân cho biết viêm niêm mạc là một trong những tác dụng phụ khó chịu nhất của điều trị ung thư.

Loét miệng họng là một nguyên nhân đang quan ngại vì chúng có thể:

  • Gây đau và khó chịu
  • Gây khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống
  • Làm cho bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Là nguyên nhân thay đổi liệu trình điều trị của bệnh nhân

Tác dụng phụ này có thể điều trị được, nhưng nó không thể dự phòng hoàn toàn. Xử lý vết loét miệng họng có thể bao gồm:

  • Phòng ngừa
  • Điều trị đau và khó chịu
  • Điều trị nhiễm trùng
  • Hỗ trợ dinh dưỡng

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

Các yếu tố khiến bệnh nhân dễ bị loét miệng họng bao gồm:

  • Hóa trị liệu liều cao
  • Ghép tế bào tạo máu (còn được gọi là ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc), liên quan đến hóa trị liệu liều cao trước khi ghép
  • Xạ trị vùng đầu và cổ
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Sức khỏe răng miệng kém

Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân và gia đình nên thông báo cho bác sĩ khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau nhức hoặc đau ở môi, miệng hoặc cổ họng
  • Khó nuốt
  • Tăng tiết dịch (chảy nước dãi) từ bên trong miệng hoặc cổ họng
  • Các mảng trắng hoặc vết loét trong miệng, cổ họng
  • Chảy máu từ nướu
  • Nhiệt độ cơ thể trên 38,00C

Chẩn đoán

Loét miệng họng được chẩn đoán dựa vào:

  • Khám miệng và cổ họng. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da dưới môi, bên trong má phải và trái, đáy và hai bên lưỡi, sàn và vòm miệng, vòm khẩu cái mềm và cổ họng.
  • Bệnh nhân đau và khó chịu khi ăn uống.

Bác sĩ sẽ phân loại viêm niêm mạc từ độ 1 đến độ 4 dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm niêm mạc. Các mức độ sẽ giúp xác định phương pháp điều trị. Mức độ 3 – 4 được coi là nghiêm trọng – mức độ càng nghiêm trọng, càng dễ có nhiều biến chứng.

Phòng ngừa

Loét miệng họng là không thể dự phòng trong một số trường hợp. Nhưng có một vài bước mà bệnh nhân có thể làm để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

  • Khám răng – Nếu có thể, con bạn nên đi khám răng trước khi bắt đầu điều trị. Hãy chắc chắn rằng nha sĩ biết con bạn là một bệnh nhân ung thư. Việc kiểm tra có thể phát hiện các vấn đề nha khoa cần phải được điều trị hoặc theo dõi.
  • Các dụng cụ đặt ở khoang miệng hoặc niềng răng có thể cần phải được loại bỏ trước khi bắt đầu điều trị.
  • Chăm sóc miệng hàng ngày – Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế ngay cả khi việc chăm sóc răng miệng làm trẻ đau.
  • Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng mềm. Đánh răng phải được thực hiện cẩn thận. Nó có thể khiến nướu bị chảy máu và tạo đường cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu. Gạc miệng hoặc bọt biển có thể là một lựa chọn nếu không thể đánh răng.
  • Chỉ sử dụng nước súc miệng được đề nghị bởi nhân viên y tế. Nước xúc miệng kháng khuẩn như chlorhexidine có thể loại bỏ vi khuẩn khỏi miệng.
  • Hạn chế dùng chỉ nha khoa nếu bệnh nhân bị lở miệng. Hỏi nhân viên y tế trước khi dùng chỉ nha khoa. Nó có thể làm tổn thương mô mềm, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Một chuyên gia dinh dưỡng có thể sẽ đề nghị một chế độ ăn “mềm” khi bắt đầu hóa trị để ngăn ngừa vết xướt ở miệng. Thức ăn mềm cũng dễ nhai và nuốt hơn. Bệnh nhân được khuyến khích tránh thực phẩm thô cứng và thực phẩm có chứa nhiều gia vị hoặc chua. Họ cũng có thể muốn tránh các thực phẩm rất nóng hoặc lạnh.
  • Đội ngũ chăm sóc có thể khuyến khích các cách ngăn ngừa khô miệng. Những phương pháp này có thể bao gồm uống nước, sử dụng chất thay thế nước bọt hoặc nước súc miệng, và nhai kẹo hoặc kẹo cao su không đường.
  • Chăm sóc môi – Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm môi được đề nghị bởi nhân viên y tế.
  • Liệu pháp áp lạnh – Ăn đá viên trước và trong thời gian hóa trị ngắn có thể làm chậm sự phát triển của lở miệng. Quá trình này được gọi là liệu pháp áp lạnh. Lạnh có thể làm giảm lưu lượng máu đến miệng.
  • Palifermin – Palifermin là một loại thuốc đôi khi được khuyên dùng như một liệu pháp phòng ngừa ở những bệnh nhân được ghép tế bào tạo máu tự thân.

Điều trị bằng ánh sáng (laser mức độ thấp) đang được nghiên cứu như một phương pháp phòng ngừa và điều trị. Nó sử dụng ánh sáng để thúc đẩy tái tạo mô, giảm viêm, sưng và giảm đau.

Điều trị

Điều trị tập trung vào việc giảm đau, điều trị nhiễm trùng và đảm bảo bệnh nhân có được dinh dưỡng cần thiết.

Giảm đau

Điều trị giảm đau có thể là tại chỗ hoặc toàn thân và sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị tại chỗ có thể bao gồm:

  • Nước súc miệng hoặc nước súc miệng “ma thuật” – Nhân viên y tế có thể đề xuất một số loại nước súc miệng hoặc dung dịch nước súc miệng “ma thuật”. Có nhiều loại nước súc miệng “ma thuật” khác nhau. Các thành phần khác nhau tùy theo trung tâm chăm sóc trẻ em. Chúng thường chứa thuốc để làm dịu cơn đau, chống nhiễm trùng và giảm sưng.
  • Gel bôi ngoài da – Gel được nhân viên y tế khuyên dùng để tạm thời làm dịu sự khó chịu.

Phương pháp điều trị toàn thân có thể bao gồm các loại thuốc giảm đau khác nhau. Đội ngũ chăm sóc có thể khuyến khích các hình thức điều trị đau khác mà không bao gồm thuốc.

Hỗ trợ dinh dưỡng

Khi bệnh nhân gặp vấn đề về ăn uống, tình trạng này có thể dẫn đến mất nước và / hoặc suy dinh dưỡng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần được cung cấp dinh dưỡng qua nuôi ăn bằng ống thông dạ dày hoặc dinh dưỡng hoàn toàn ngoài ruột (qua truyền tĩnh mạch).

Điều trị nhiễm trùng

Các vết loét miệng họng cung cấp đường vào cho vi trùng (vi khuẩn, vi rút, nấm) xâm nhập vào cơ thể và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm trùng có thể bao gồm kháng sinh, thuốc kháng vi-rút và/hoặc thuốc kháng nấm. Bác sĩ điều trị có thể tham khảo ý kiến ​​chuyên gia về bệnh nhiễm trùng để đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Mouth and Throat Sores

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thỵ Phương Anh - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền

(92)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Khanh Hiệu đính: TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền là gì? Ung thư dạ dày xâm nhiễm di truyền (HDGC) là một ... [xem thêm]

Viêm quanh ống tuyến vú

(71)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Bác sĩ Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Viêm quanh ống tuyến vú là gì? Viêm quanh ống tuyến vú là một bệnh ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 3 – Điều trị ung thư

(47)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

Hoại tử vô mạch, hoại tử xương

(98)
Hoại tử vô mạch là gì? Hoại tử vô mạch (AVN), còn được gọi là hoại tử xương, là tình trạng xảy ra khi các khu vực xương bị hoại tử vì cung cấp máu ... [xem thêm]

Hóa trị FEC

(20)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS Trương Thị Kiều Oanh FEC là gì? Hóa trị là điều trị sử dụng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Thống kê

(73)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi

(85)
Biên dịch: Trương Lê Thùy Nguyên Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về chăm sóc theo dõi sau khi kết thúc điều ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những tác động về cảm xúc

(69)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN