11 cách trị tật mút tay cho bé hiệu quả

(3.88) - 61 đánh giá

Mẹ đang bực mình vì thói quen mút tay của bé cưng nhà mình. Mẹ muốn bé ngừng ngay thói quen này lại nhưng vẫn chưa biết cách. Nếu vậy, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Mút tay là một bản năng ăn sâu trong tiềm thức của các loài động vật có vú. Khi còn ở trong bụng mẹ, nhiều em bé đã cho sâu ngón tay vào trong miệng – có thể thấy trong rất nhiều bức ảnh siêu âm. Bên cạnh đó, mút ngón tay cái giúp làm dịu những cơn đau nướu trong giai đoạn mọc răng cũng như giúp bé bớt sợ hãi. Đa phần, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.

Có khoảng 18% trẻ em từ 2 đến 4 tuổi có thói quen mút tay. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá cứng rắn khi ép buộc bé phải ngưng thói quen này mà hãy đợi cho đến lúc bé sẵn sàng để từ bỏ.

Trị tật mút tay cho bé

1. Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”

Cách tốt nhất để bé ngưng mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ, ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.

2. Phần thưởng

Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.

3. Biện pháp “đảo ngược”

Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.

4. Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình

Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.

5. Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”

Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay một chất lỏng có vị mà bé không thích như cay, đắng chua… để ngăn không cho bé mút tay. Bố mẹ không nên xem phương pháp này là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng.

6. Đừng cố ép bé

Bố mẹ không nên dùng hình phạt hoặc những phương pháp tiêu cực khác để trị thói quen mút tay của bé.

7. Không la bé

Nhìn thấy bé vẫn mút tay dù bố mẹ đã làm mọi cách, điều này sẽ khiến bố mẹ thất vọng. Tuy nhiên, dù có bực tức thế nào đi nữa thì ba mẹ cũng đừng la bé vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

8. Bắt đầu từ những điều đơn giản

Để trị thói quen này, đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngưng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.

9. Đánh lạc hướng bé

Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi bạn thấy con mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, bạn thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay. Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.

10. Kiên nhẫn

Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.

11. Cho bé ngậm những đồ vật khác

Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Những hạn chế khi dùng ti giả

  • Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn, dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm.
  • Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn.

Qua những chia sẻ trên, hẳn mẹ đã biết thêm một số cách để trị tật mút tay cho bé rồi đúng không? Để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những bệnh tự miễn ngoài da phổ biến

(79)
Các bệnh tự miễn ngoài da về cơ bản cũng tương tự như những tình trạng rối loạn tự miễn khác nhưng hệ miễn dịch tấn công nhầm vào tế bào da khỏe ... [xem thêm]

Cai thuốc lá bằng kẹo cao su nicotine: Những lưu ý cần nắm

(35)
Kẹo cao su nicotine là chất ngăn chặn việc hút thuốc lá bằng cách cung cấp một lượng thấp nicotine để giúp bạn bỏ thuốc lá và giảm bớt các dấu hiệu ... [xem thêm]

Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?

(21)
Con bạn đang ở tuổi dậy thì và phải đối mặt với tình trạng béo phì? Bạn rất lo lắng cho con và mong muốn con sẽ giảm cân? Trước hết, hãy cùng khám phá ... [xem thêm]

Cẩn thận với 3 hình thái mới của thuốc lá

(86)
Các sản phẩm thuốc lá ngày nay không chỉ “gói gọn” trong dạng điếu và cần châm lửa đốt truyền thống nữa. Nhiều người nghiện hút thuốc lá tìm đến ... [xem thêm]

Thuốc Decolgen: Sử dụng đơn giản nhưng không phải ai cũng dùng đúng

(42)
Việc sử dụng thuốc có sẵn để điều trị những bệnh đơn giản là phương pháp vô cùng phổ biến hiện nay. Thuốc Decolgen là thuốc bạn có thể dễ dàng mua ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần đến cách giải độc gan tại nhà?

(46)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

3 bước nhận diện rối loạn nhân cách ranh giới

(45)
Bạn có người thân hay bạn bè bị chứng rối loạn nhân cách ranh giới? Phương pháp WEB bao gồm 3 bước có thể giúp ích trong việc nhận diện người mắc chứng ... [xem thêm]

Thuật thôi miên có chữa nghiện thuốc lá?

(100)
Việc từ bỏ hút thuốc đôi khi là một thử thách cam go. Nhưng đây lại là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của mình. Hút thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN