Điểm danh các xét nghiệm mắt cho bệnh cườm nước

(4.41) - 18 đánh giá

Đối với bệnh cườm nước, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh. Do đó, quá trình làm xét nghiệm mắt thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện kỹ càng.

Thông thường, bệnh cườm nước (tăng nhãn áp, glocom) trong giai đoạn đầu thường không có bất cứ triệu chứng nào. Do đó, người bệnh thường không phát hiện và điều trị kịp thời. Đây cũng chính là lý do mà các bác sĩ khuyên mọi người nên thường xuyên kiểm tra mắt.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Trong mỗi độ tuổi, thời gian kiểm tra mắt định kỳ sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Người dưới 40 tuổi: kiểm tra mắt mỗi 2 – 4 năm
  • Người từ 40 – 54 tuổi: kiểm tra mắt mỗi 1 – 3 năm
  • Người từ 55 – 64 tuổi: kiểm tra mỗi 1 – 2 năm
  • Người trên 65 tuổi: kiểm tra mắt mỗi 6 – 12 tháng

Ngoài ra, những người trên 35 tuổi và có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước nên kiểm tra mắt mỗi 1-2 năm.

Do các triệu chứng bệnh cườm nước tương tự các bệnh khác về mắt nên bác sĩ thường yêu cầu làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. Vậy các nghiệm này bao gồm những loại nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Các xét nghiệm mắt cho bệnh cườm nước

Kiểm tra áp lực mắt (đo nhãn áp)

Tăng nhãn áp là vấn đề quan trọng nhất của bệnh cườm nước. Do đó, để xác định bạn có bị cườm nước không, bác sĩ sẽ yêu cầu đo nhãn áp (đo áp lực trong mắt). Trước khi đo, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm tê mắt và sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để đo áp lực.

Phạm vi áp lực trong mắt bình thường là 12 – 22 mmHg. Bạn sẽ bị tăng nhãn áp nếu áp lực vượt quá 20 mmHg. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể mắc bệnh tăng nhãn áp dù áp suất mắt trong khoảng 12 – 22mmHg.

Soi đáy mắt

Soi đáy mắt giúp bác sĩ xác định các dây thần kinh thị giác có bị tổn thương bởi tăng nhãn áp không. Để bác sĩ có thể soi rõ được đáy mắt, họ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt bạn. Bạn sẽ phải chờ 20 phút để thuốc có tác dụng, do đó bác sĩ có thể quan sát rõ hình ảnh và màu sắc của dây thần kinh thị giác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm thêm các kỹ thuật soi đáy mắt khác như:

√ Soi đáy mắt bằng laser giúp bác sĩ quan sát rõ dây thần kinh thị giác, từ đó đánh giá được tổn thương của dây thần kinh.

√ Đo độ phân cực bằng quét laser giúp đo độ dày của lớp sợi thần kinh.

√ Chụp cắt lớp quang học (OTC) đo sự phản xạ của ánh sáng laser, có thể trực tiếp đo độ dày và tạo ra hình ảnh ba chiều của lớp sợi thần kinh.

Nếu phát hiện dây thần kinh thị giác bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra thị trường mắt và soi góc tiền phòng.

Kiểm tra thị trường mắt

Thị trường là khoảng không gian mà mắt có thể bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm. Kiểm tra thị trường mắt sẽ giúp bác sĩ xác định tầm nhìn mắt của bạn có bị bệnh cườm nước ảnh hưởng không.

Trong quá trình kiểm tra, bạn có thể không nhìn thấy ánh sáng vì nó sẽ di chuyển trong hoặc xung quanh điểm mù. Đây là vấn đề bình thường và không thể kết luận thị lực của bạn bị ảnh hưởng.

Bạn hãy cố gắng thư giãn, nháy mắt bình thường, và thực hiện theo đúng yêu cầu từ bác sĩ. Kết quả kiểm tra sẽ không tốt nếu tâm trạng của bạn không thoải mái.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra lại thị trường mắt để xem kết quả có giống với lần trước không.

Sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh cườm nước, bạn sẽ phải thường xuyên kiểm tra thị trường mắt từ 1-2 lần mỗi năm để chắc chắn thị lực không có thay đổi nào.

Soi góc tiền phòng

“Góc” là nơi giác mạc và mống mắt tiếp giáp nhau. Soi góc tiền phòng giúp bác sĩ xét định xem các “góc” này là mở (tăng nhãn áp góc mở) hay đóng (tăng nhãn áp góc đóng). Trước khi soi, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc làm tê mắt và đặt một ống kính nhỏ chuyên dụng vào mắt trong thời gian ngắn.

Đo độ dày giác mạc và độ sâu tiền phòng

Phương pháp này giúp đo độ dày giác mạc. Độ dày giác mạc có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số áp lực trong mắt. Nếu giác mạc dày hơn mức trung bình thì chỉ số áp lực trong mắt có thể cao. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị bệnh cườm nước hiệu quả.

Thông thường, thủ thuật này chỉ mất khoảng 1 phút để kiểm tra hai bên mắt.

Vì sao bạn phải làm nhiều xét nghiệm mắt?

Như những thông tin ở trên, có 5 xét nghiệm mắt bắt buộc phải được làm để chẩn đoán bệnh cườm nước. Vì sao phải làm nhiều như vậy? Thực tế, việc chẩn đoán bệnh cườm nước không phải lúc nào cũng dễ dàng và việc đánh giá cẩn thận tình trạng các dây thần kinh thị giác là điều cần thiết để chẩn đoán và điều trị.

Mối quan tâm quan trọng nhất của bác sĩ là bảo vệ thị lực của bạn. Các bác sĩ xem xét nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định về việc điều trị. Nếu tình trạng của bạn đặc biệt khó chẩn đoán hoặc điều trị, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về tình bệnh cườm nước.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lần kinh nguyệt đầu tiên

(79)
Dậy thì là gì? Dậy thì là khoảng thời gian khi cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi trở nên giống như một người lớn. Ở nữ, một trong những thay đổi này ... [xem thêm]

Các bài tập yoga giúp mặt thon gọn

(77)
Tất cả chúng ta đều biết yoga giúp giảm mỡ bụng, và giảm cân. Nhưng ít ai biết rằng yoga còn có một khả năng thần kỳ đó là loại bỏ chiếc cằm hai ... [xem thêm]

6 vitamin nhóm B phổ biến: những điều cần biết

(95)
Vitamin B thường không được nhiều người chú trọng như vitamin A hay C. Tuy nhiên, thực chất nó cực kỳ quan trọng với não của con đấy!Những vitamin nhóm B vốn ... [xem thêm]

Tại sao nữ giới bị đau khi quan hệ tình dục?

(57)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đau khi quan hệ tình dục không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc yêu, mà lâu dần sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy ... [xem thêm]

[Món ngon] Mách bạn tác dụng của thịt bò

(75)
Thịt bò nhiều protein và vitamin rất thích hợp để bạn bồi bổ bản thân sau những buổi tập luyện vất vả hay những ngày mệt mỏi. Tác dụng của thịt bò ... [xem thêm]

Mẹo giúp bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác cho bé

(74)
Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cách sờ lên trán, nhưng đó không được xem là cách chính xác để kiểm tra thân nhiệt bé.Ngày nay, ... [xem thêm]

Ăn kiêng bằng chuối thế nào để có vóc dáng thon gọn?

(30)
Đã bao giờ bạn ăn kiêng bằng chuối? Chúng ta đều biết chuối là loại trái cây tốt cho sức khỏe mà giá cả thì khá bình dân, hơn nữa cũng giúp chị em cải ... [xem thêm]

Con người thường bị ám ảnh bởi những gì?

(38)
Nỗi ám ảnh là sự sợ hãi quá mức không rõ nguyên do về một chủ thể, một địa điểm hoặc một tình huống nào đó. Bạn sẽ trải qua cảm giác sợ hãi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN