Đi tìm lời đáp cho việc bà bầu ngủ nhiều có tốt không

(3.68) - 61 đánh giá

Khi mang thai, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề ngủ nghỉ. Vì vậy, thắc mắc về việc bà bầu ngủ nhiều có tốt không nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Khi mang thai, một số bà bầu sẽ cảm thấy khó ngủ, phờ phạc, nhưng cũng có một số bà bầu lại cảm thấy ngủ rất ngon, ngủ bao nhiêu cũng không đủ. Vậy bà bầu ngủ nhiều có tốt không và thời gian ngủ bao nhiêu là tốt? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Khi mang thai, đa phần mọi người đều khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều vì khi em bé chào đời, bạn sẽ khó có được thời gian thảnh thơi. Thế nhưng, liệu ngủ nhiều quá thì có tốt không và tại sao bạn lại luôn thèm ngủ mọi lúc, mọi nơi trong khi một số bà bầu khác lại không ngủ được?

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Bà bầu ngủ nhiều có tốt hay không còn tùy vào chế độ sinh hoạt của mẹ bầu. Bởi trong thai kỳ, ngoài việc ngủ, bạn cũng cần phải quan tâm hơn đến chế độ ăn và chế độ tập luyện. Nếu bà bầu chỉ lo ngủ mà không chú ý đến việc vận động thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

  • Bà bầu ngủ nhiều sẽ có nguy cơ đối mặt với chứng thuyên tắc phổi. Khi nằm nhiều, các huyết khối tĩnh mạch chân có điều kiện phát triển và di chuyển lên trên phổi, gây tắc nghẽn
  • Bà bầu ngủ nhiều, ít vận động cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng cứng cơ, dễ gãy xương, làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ

Lý giải vì sao khi mang thai bà bầu lại buồn ngủ nhiều hơn bình thường

Vậy là bạn đã rõ bà bầu ngủ nhiều có tốt không. Thực tế khi mang thai, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tiết ra hormone progesterone để điều hòa chu kỳ sinh sản trong cơ thể. Hormone này chính là “thủ phạm” khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn bao giờ hết.

Không những vậy, cơ thể phụ nữ mang thai còn chịu không ít áp lực. Đây là thời điểm mà quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường.

Ngoài ra, tim còn phải hoạt động nhiều lần hơn bình thường, thận phải vận động hết sức nhằm thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu trong khi các khớp phải chịu đựng trọng lượng ngày càng tăng của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, việc bạn cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ là điều dễ hiểu.

Ngủ sẽ giúp bạn phục hồi năng lượng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, giấc ngủ ngon và sâu còn giúp tăng cường miễn dịch khi mang thai.

Theo nghiên cứu, bà bầu ngủ dưới 6 giờ/ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng sẽ kéo dài lâu hơn so với những phụ nữ ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Chính vì vậy, ngủ đủ giấc trong thời gian mang thai là điều mà bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe của bản thân và bé yêu.

Bà bầu nên ngủ như thế nào thì tốt để không có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi?

Bà bầu không nên ngủ quá nhiều nhưng để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên dành từ 7 – 9 giờ để nghỉ ngơi vào ban đêm và nên có một vài giấc chợp mắt ngắn vào buổi trưa. Trong 3 tháng đầu, bạn có thể ngủ nhiều hơn do lúc này nồng độ hormone progesterone trong cơ thể gia tăng nhanh chóng và đột ngột, ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cơ thể. Ngoài ra, nếu có những hôm bạn cảm thấy quá mệt mỏi, bạn có thể ngủ thêm một chút cũng không sao.

Để có một giấc ngủ ngon vào ban đêm, bạn cũng nên chú ý đến một số điều sau:

  • Duy trì thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, tránh ngủ bù vào ban ngày
  • Giữ tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ, tránh làm việc căng thẳng, nặng nhọc
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
  • Bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều cá, các loại đậu, rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bà bầu ngủ ngon hơn
  • Bạn cũng nên dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng, điều này không chỉ giúp giảm bớt mệt mỏi mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Tư thế ngủ phù hợp cho bà bầu

Ngoài việc cân nhắc về thời gian ngủ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các tư thế ngủ phù hợp khi mang thai để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, bé cưng vẫn còn nhỏ nên bạn có thể nằm bất cứ tư thế nào miễn là bạn cảm thấy thoải mái và ngủ ngon. Tuy nhiên, khi đến 3 tháng cuối, bạn nên nằm nghiêng để có cảm giác dễ chịu và an toàn nhất. Bạn có thể nằm nghiêng cả 2 bên nhưng theo nghiên cứu, nằm nghiêng bên trái sẽ tốt hơn là nằm nghiêng bên phải, bởi tư thế này sẽ làm tăng lưu lượng máu chảy vào thai nhi và giảm nguy cơ dẫn đến sinh non.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu ngủ nhiều có tốt không. Nếu bạn còn cảm thấy nghi ngờ về sức khỏe của bản thân hoạc gặp các bấn đề về giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cà phê pha mật ong, bạn đã từng thử chưa?

(98)
Từ lâu, mật ong đã được biết đến như một chất tạo độ ngọt tự nhiên được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống, trong đó có cà phê. Trên thực ... [xem thêm]

10 cách trị mụn trứng cá tại nhà an toàn và hiệu quả

(34)
Mụn trứng cá là một trong những tình trạng bệnh lý về da phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và cảm xúc của nhiều người. ... [xem thêm]

Đi làm móng tay giả, cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng!

(78)
Móng tay giả hay còn gọi là móng tay nhân tạo là một loại phụ kiện làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, gel, acrylic… Bạn có thể muốn đắp móng tay ... [xem thêm]

Bạn có biết bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

(94)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

Giới thiệu về ghép tế bào gốc tạo máu

(40)
Ung thư tủy xương là một dạng ung thư bắt đầu từ tủy, nằm bên trong xương. Hầu hết những người bị ung thư tủy xương đều không có các yếu tố nguy ... [xem thêm]

Dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào

(34)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào (xét nghiệm đếm tế bào lympho T-CD4, xét nghiệm đếm tế bào dòng, xét nghiệm chất chỉ ... [xem thêm]

Sự đe dọa của thuốc lá đến thai nhi và trẻ nhỏ

(72)
Thuốc lá mang lại tác hại về lâu dài cho cả người hút thuốc và người hít khói thuốc thụ động. Đặc biệt, nếu người hút thuốc là bà mẹ mang thai hoặc ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN