Để dạy con tự lập mục tiêu khi trẻ vẫn còn nhỏ

(4.01) - 22 đánh giá

Bố mẹ nên dạy con tự lập mục tiêu ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hỗ trợ cho khả năng độc lập trong suy nghĩa và hành động của bé trong tương lai.

Nhiều bố mẹ đã chia sẻ cảm giác thất vọng khi con không chịu cố gắng để thực hiện nhiệm vụ được giao dù bé hoàn toàn có khả năng hoàn thành. Một trong những phương pháp hữu ích để cải thiện điều này là dạy trẻ biết kiên nhẫn, thiết lập mục tiêu và hoàn thành chúng từng bước.

Bắt đầu bằng những hành động nhỏ

Giúp con nghĩ đến một mục tiêu thú vị mà bé có thể đạt được trong thời gian ngắn như đọc các mẩu truyện nhỏ hoặc tập cắt dán. Các thành tích nhỏ đạt được hôm nay sẽ đưa con đến những thành quả lớn hơn sau này. Khi con hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, trẻ sẽ có động lực cũng như tinh thần hăng hái tiến tới nhiệm vụ tiếp theo.

Để con được lựa chọn

Bố mẹ càng muốn con đạt thành công bao nhiêu thì việc để trẻ được tự do lựa chọn những gì bé thích cũng quan trọng bấy nhiêu. Bạn có thể hỗ trợ trẻ lập ra kế hoạch. Nếu bạn phàn nàn hoặc tức giận vì bé không đủ nỗ lực để hoàn thành mục tiêu thì nên bình tĩnh lại.

Tập trung

Nếu con nói: “Con ước gì mình có thể giành được giải thưởng trong cuộc thi vẽ tranh của trường”, hãy sử dụng mong muốn đó để tạo ra mục tiêu. Bạn có thể ghi lại các bước thực hành vẽ tranh và thời gian biểu để hoàn thành mỗi tác phẩm. Sau đó, bạn nên theo dõi tiến độ, nhắc nhở khi cần thiết để bé ý thức được thời gian, từ đó tập trung hoàn thành mục tiêu đúng hạn.

Hướng dẫn

Người lớn có thể dễ dàng đưa ra những mục tiêu cần hoàn thành. Vì thế, hãy hướng dẫn con cách thực hiện điều này. Ví dụ, nếu bạn muốn trồng cây, con sẽ được tham gia vào toàn bộ quá trình từ việc chuẩn bị hạt giống đến đào đất, bón phân… Trẻ sẽ học được nhiều điều khi quan sát bố mẹ đưa ra kế hoạch và lần lượt thực hiện từng mục.

Theo sát thực tế

Với những mục tiêu khó khăn, trẻ sẽ rất nản lòng khi thất bại. Ví dụ, nếu con quyết định chơi guitar, bạn vừa khuyến khích vừa cho con biết những thách thức và công sức phải bỏ ra như thế nào. Điều này không phải để làm cho trẻ thấy mục tiêu trở nên khó khăn mà trẻ cần biết hiện thực. Nếu đồng ý với thách thức đó, trẻ sẽ cố gắng để học tốt đàn guitar.

Trân trọng những nỗ lực

Khi con tự đặt ra mục tiêu và bắt tay thực hiện chúng, bạn đừng quên khen ngợi, cổ vũ bé ngay từ những thành công nhỏ nhất. Đừng bao giờ nói những câu như: “Ai mà chẳng làm được cái này”. Điều đó chỉ khiến tinh thần nỗ lực của con bị giảm sút. Hãy để mọi thứ được diễn ra tự nhiên tùy theo khả năng riêng của trẻ.

Khi con thất bại

Trường hợp bé đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Bạn hãy:

  • Xem lại mức độ của mục tiêu đã đặt ra, có thể chúng quá mơ hồ hoặc tham vọng
  • Hỏi ý kiến của con, đôi khi trẻ thường thích làm theo suy nghĩ của bản thân về những gì mình có thể làm
  • Chia sẻ cùng con, bé sẽ cảm thấy tốt hơn khi có sự đồng cảm từ phía người thân
  • Đừng quát nạt, dỗ ngọt trẻ hay việc cho con xem tivi lâu hơn khi đạt được điểm cao sẽ chẳng giúp bé tiến bộ lâu dài.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rụng tóc ở nam giới và những thông tin cần biết

(21)
Rụng tóc ở nam giới đang là vấn đề khá khó chịu với nhiều quý ông do nhiều nguyên nhân, như chế độ ăn uống kém, thiếu khoáng chất, do thuốc men, căng ... [xem thêm]

5 dấu hiệu bạn đang đối phó với mụn nội tiết

(51)
Dù muốn dù không, bạn vẫn không ít lần phải đối phó với những nốt mụn đáng ghét, đau đớn và khó chịu. Ở độ tuổi dậy thì, bạn có thể tặc lưỡi ... [xem thêm]

Axit lactic gây mỏi cơ: Thủ phạm khiến bạn lười đi tập

(79)
Một lượng nhỏ axit lactic có vai trò như một nguồn năng lượng tạm thời, nhờ đó mà cơ thể hạn chế được tình trạng kiệt sức và chấn thương khi tập ... [xem thêm]

Chuyện “yêu” không như ý vì chứng hẹp bao quy đầu

(74)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

Gaslighting là gì mà khiến bạn bị thao túng tâm lý?

(88)
Khi bị gaslighting, bạn có thể tin tưởng vào những điều dối trá, mất chính kiến của mình và bị người khác thao túng tâm lý. Để vượt qua những tác động ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe

(63)
Đôi khi tức giận có thể tốt cho bạn nếu nó chỉ xảy ra nhất thời và được thể hiện một cách tiết chế. Thực tế, cơn giận có thể giúp bạn suy nghĩ ... [xem thêm]

Dấu hiệu con nhút nhát bố mẹ cần lưu ý!

(63)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(22)
Rất nhiều người không biết rằng tự kỷ không phải là một bệnh. Trẻ tự kỷ có sự rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN