Quản lý thói quen thường ngày khi cai thuốc lá (giai đoạn 4)

(3.66) - 74 đánh giá

Quản lý thói quen hằng ngày là một bước quan trọng dẫn đến thành công của quá trình cai thuốc lá mà bạn cần biết.

Vượt qua giai đoạn 3, giờ đây thách thức lớn nhất mà hầu hết mọi người phải đối mặt trong vài tuần đầu tiên cai thuốc là cơn nghiện nicotine dai dẵng. Cơn thèm chủ yếu đến từ tinh thần vì cơ thể đã quá quen với việc vừa hút thuốc kèm các thói quen nào đó. Hi vọng một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn không chỉ bỏ thuốc mà còn thay đổi thành công những thói quen của mình.

Quản lý thói quen khi cai thuốc lá với 5 lời khuyên sau đây

1. Thay đổi thói quen

Khi đã xác định được ngày bắt đầu bỏ thuốc, hãy thiết lập những mục tiêu nhỏ hơn và thực hiện những điều sau:

  • Thử không hút thuốc vào những thời điểm bình thường bạn hay hút, chẳng hạn như tại các quán rượu, thời gian nghỉ giải lao khi làm việc, hoặc khi uống cà phê sáng.
  • Hãy thử một thói quen mới liên quan đến việc không đi đến những nơi mà bạn hay hút thuốc.
  • Lau chùi hoặc vệ sinh sao cho không còn mùi khói thuốc trong nhà.
  • Tách biệt việc hút thuốc bằng các hoạt động vui chơi như nhấm nháp thức uống ấm, ngồi nghỉ ngơi, xem ti vi, tham gia các hoạt động xã hội.
  • Hãy thử cầm điếu thuốc giữa các ngón tay khác hoặc trong một bàn tay khác khi hút thuốc.
  • Quyết định từ chối tất cả những lời mời hút thuốc từ người khác.
  • Không mang bật lửa theo người.

2. Quên đi cảm giác hút thuốc

Trong vài tuần đầu, những suy nghĩ về cảm giác sung sướng khi hút thuốc sẽ ám ảnh tâm trí bạn. Đừng ép buộc bản thân không được nghĩ về nó. Ngược lại, hãy chấp nhận rồi sau đó chú tâm vào điều gì dễ chịu và thú vị hơn.

Tự nói với bản thân để giữ vững động lực và quyết tâm trong quá trình cai thuốc lá:

  • “Tôi có thể bỏ thuốc lá và tôi sẽ bỏ thuốc lá”
  • “Tôi không cần thuốc lá – tôi có thể muốn, nhưng tôi không cần nó”
  • “Tôi sẽ phải mạnh mẽ vì nó đáng giá”

3. Nhận sự hỗ trợ và khích lệ

  • Nói với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng bạn sẽ bỏ thuốc lá và mong muốn sự ủng hộ từ họ.
  • Nói với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về kế hoạch của bạn
  • Nhận tư vấn qua điện thoại, tư vấn cá nhân hay tập thể

4. Học những kỹ năng và cách cư xử mới

  • Làm xao nhãng khi cơn thèm ập đến. Nói chuyện với một ai đó, hay cố bận rộn với công việc chẳng hạn.
  • Làm điều gì đó để giảm bớt căng thẳng. Tập thể dục, đọc một cuốn sách, tập thở sâu.
  • Uống nhiều nước.
  • Nếu thèm thuốc quá, hãy cố trì hoãn việc hút thuốc lá.

5. Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn

Có 7 loại thuốc đã được phê duyệt để giúp bạn bỏ thuốc lá:

  • Miếng dán cai nghiện nicotine(có bán sẵn không cần kê đơn);
  • Kẹo cao su cai nghiện nicotine(có bán sẵn không cần kê đơn);
  • Thuốc viên cai nghiện nicotine hình thoi(có bán sẵn không cần kê đơn);
  • Thuốc hít chứa nicotine (theo toa);
  • Thuốc xịt mũi chứa nicotine(theo toa);
  • Zyban(theo toa). Còn được gọi bằng tên thương mại Wellbutrin hay Zyban;
  • Varenicline (theo toa). Còn được gọi là Chantix.

Đọc kỹ thông tin trên bao bì. Sử dụng một loại thuốc với sự tư vấn sẽ giúp bạn tăng gấp đôi cơ hội bỏ hút thuốc thành công.

Nếu bạn bắt đầu không còn nhớ đến điếu thuốc nữa, bạn đã chiến thắng được phần nào ham muốn và động lực hút thuốc rồi đó, tiếp theo là bạn cần chuẩn bị cho mình đối phó với căng thẳng khi bỏ thuốc lá trong giai đoạn 5 của hành trình này.

Hành trình 7 giai đoạn cai thuốc lá cần rất nhiều nổ lực của bạn trong cách quản lý thói quen để cai thuốc lá, để phá vỡ những kiểu suy nghĩ hút thuốc của bản thân, hãy tập trung sự chú tâm vào thứ khác chẳng hạn như một hình ảnh, một ký ức hạnh phúc hoặc nghĩ tới cách thưởng cho mình khi đạt được cột mốc bỏ thuốc nhé

Hành trình 7 giai đoạn cai thuốc lá thành công:
Giai đoạn 1: Quyết tâm cai thuốc lá
Giai đoạn 2: Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá?
Giai đoạn 3: Vượt qua cám dỗ trong quá trình cai thuốc
Giai đoạn 4: Quản lý thói quen thường ngày khi cai thuốc lá
Giai đoạn 5: Đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá
Giai đoạn 6: Cai thuốc lá thành công – Tự thưởng thôi!
Giai đoạn 7: Không để bản thân tái nghiện thuốc lá

Chúc bạn sớm không còn lệ thuộc vào thuốc lá nữa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về thuốc Tramadol (Phần 1)

(33)
Có khá nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay mang lại hiệu quả cao cho người bệnh với từng loại cơn đau. Thuốc Tramadol là một trong số đó. ... [xem thêm]

11 loại thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả

(18)
Giải độc gan với một chế độ ăn uống lành mạnh được xem là lựa chọn an toàn và hiệu quả. Sau đây là 11 loại thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua để ... [xem thêm]

Dấu hiệu của người “giận quá mất khôn”

(84)
Giận dữ là cách thể hiện những cảm xúc tức giận mạnh mẽ, những cảm xúc này có thể bắt nguồn từ sự thất vọng hoặc sự phiền toái. Trong một số ... [xem thêm]

Nên làm gì với chứng trầm cảm ở người cao tuổi?

(64)
Khi tuổi tác ngày càng cao, người già rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Nếu các tác nhân tiêu cực này ảnh ... [xem thêm]

Trẻ chậm nói phải làm sao? Câu hỏi đã có lời giải đáp

(33)
Trẻ chậm nói phải làm sao? Đây là câu hỏi chung của hàng nghìn cha mẹ có con bị chậm nói. Nhiều phụ huynh thì nghĩ rằng trẻ chậm nói không có gì đáng ... [xem thêm]

Tiêm phòng sởi – việc không thể bỏ qua

(83)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

7 bước giúp bạn giữ son môi lâu trôi ngay cả khi ăn tiệc

(88)
Bạn son màu môi thật quyến rũ nhưng chỉ uống miếng nước hay ăn cái bánh là sạch trơn? Thay vì ngần ngại từ chối món mình thích hay lười uống nước, bạn ... [xem thêm]

Nghiện chơi game cũng là một bệnh lý thần kinh?

(38)
Không chỉ trẻ con mới nghiện chơi game, ngay cả người lớn cũng có thể mê mẩn thú vui này đến quên mất mọi thứ xung quanh!Gần đây có một câu hỏi rất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN