Dậy thì muộn ở bé trai: Nguyên nhân và cách điều trị

(4.14) - 16 đánh giá

Ở bé trai, quá trình dậy thì thường diễn ra trong độ tuổi từ 9 – 14. Nếu con đã qua tuổi 14 mà cơ thể vẫn không có thay đổi nhiều thì có thể bé đang mắc chứng dậy thì muộn ở bé trai.

Dậy thì muộn ở bé trai được hiểu giống như sự phát triển bình thường của bé trai nhưng đến độ tuổi dậy thì lại không có những dấu hiệu thay đổi vềmặt sinh học. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn là gì?

Dấu hiệu dậy thì muộn ở bé trai

Bé trai thường trải qua giai đoạn dậy thì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số liệu thống kê cho thấy đến 95 % các bé trai dậy thì trong độ tuổi 9-14, do vậy nếu bạn có con trai đã qua tuổi 14 mà vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi về mặt sinh học thì bé đã bị dậy thì muộn.

Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là tinh hoàn lớn dần, tiếp theo là sự phát triển của dương vật và sự xuất hiện của lông mu. Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hai loại hormone là luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) – chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ lúc trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường vào lúc 15 tuổi.

Nếu con bạn đã bước qua tuổi 14 và không có các dấu hiệu trên, có thể bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn trước dù con đã 14 tuổi thì con bạn bị dậy thì muộn. Một dấu hiệu sớm cho biết tuổi dậy thì sẽ đến trong khoảng 6–12 tháng tới là tinh hoàn phát triển nhưng dương vật vẫn nhỏ.

Về thể chất, hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên do là giai đoạn phát triển nhảy vọt của bé chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, con bạn sẽ phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai

Trong khoảng 2/3 trường hợp, dậy thì muộn ở bé trai là do di truyền từ bố mẹ. Nếu người mẹ dậy thì sau 14 tuổi và bốdậy thì sau 16 tuổi thì có khả năng con cũng bị dậy thì muộn. Ngoài ra, những bé trai mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm hay xơ nang cũng thường rơi vào tình trạng này.

Một số ít bé trai dậy thì muộn là do bị thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) hay còn gọi là sự thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, những bé trai mắc phải sự thiếu hụt này đều có dương vật nhỏ bất thường.

Lúc này, các hormone tuyến yên khác vẫn được tạo ra và phát triển bình thường. Nếu bé trai đã 17 tuổi mà vẫn chưa dậy thì, đây có thể là dấu hiệu cho biết con mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Những dấu hiệu khác có thể là khứu giác không tốt hay còn gọi là hội chứng Kallmann. Bên cạnh đó, tinh hoàn có vấn đềcũng là nguyên nhân khiến bé trai dậy thì muộn.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để xác định kích thước tinh hoàn. Nếu tinh hoàn quá nhỏ thì có thể là một dấu hiệu cho tình trạng dậy thì muộn ở bé trai. Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tinh hoàn bao gồm từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc phẫu thuật trị ung thư.

Chẩn đoán dậy thì muộn như thế nào?

Đôi khi bác sĩ chỉ cần thực hiện các cuộc kiểm tra vật lý là đủ để chuẩn đoán bé có dậy thì muộn hay không. Cũng có trường hợp bác sĩ đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm để xác nhận vấn đề họ nghi ngờ không nằm ở tinh hoàn. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) được thực hiện vào buổi sáng sớm. Vì buổi sáng là thời điểm mà lượng testosterone cao hơn bình thường.

Mức testosterone ở người lớn bình thường dao động từ 250–800 ng/dL (nanogram/decilit) nhưng với những bé dậy thì muộn có mức testosterone thấp hơn 40. Ngoài ra, việc chụp X-quang bàn tay và cổ tay xác định tuổi xương còn có thể dự đoán chiều cao khi trưởng thành.

Làm thế nào để điều trị dậy thì muộn ở bé trai?

Tình trạng dậy thì muộn ở bé trai có thể điều trị bằng cách dùng thuốc tiêm trong vài tháng. Sau khi tiêm thuốc, bé sẽ tăng chiều cao, tăng cân cũng như kích thước dương vật và lông mu phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình dậy thì sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần bất cứ sự điều trị thêm nào.

Khi bé trai mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương, testosterone vẫn là lựa chọn trong việc điều trị. Tuy nhiên, liều lượng tăng theo thời gian và tiếp tục bổ sung khi đã trưởng thành.

Dậy thì muộn ở bé trai không gây nhiều vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Dù vậy, bố mẹ nên thường xuyên quan tâm đến con để phát hiện sớm các triệu chứng và có cách khắc phục triệt để!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập tạ vừa tăng cường sức khỏe lại làm đẹp dáng

(96)
Những bài tập tạ có thể khiến các nàng lo lắng không dám tập vì sợ mình không đủ sức, bị chấn thương hay cơ thể mất nét mềm mại. Nếu bạn biết cách ... [xem thêm]

Ăn gì để da trắng sáng hơn?

(73)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

Hé lộ từ A đến Z những điều bạn cần biết về da hỗn hợp

(64)
Mỗi khi lựa chọn những sản phẩm dưỡng da, câu hỏi đầu tiên mà bạn thường nghe luôn là: “Bạn thuộc tuýp da nào?”. Chúng ta cũng thường xuyên được nghe ... [xem thêm]

Dùng phấn rôm em bé đúng cách để không gây hại cho trẻ

(55)
Phấn rôm em bé được dùng để giữ cho da trẻ khô thoáng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sản phẩm này với một số loại ... [xem thêm]

Trẻ hóa da với phương pháp căng da mặt bằng chỉ

(30)
Theo thời gian, hầu hết các bộ phận trên khuôn mặt chúng ta dần có dấu hiệu lão hóa. Làn da lỏng lẻo, vùng da cằm và quai hàm bị chảy xệ có thể bắt ... [xem thêm]

Đo chức năng hô hấp giúp tiết lộ điều gì về COPD?

(66)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?” là một trong những mối quan tâm của người mắc phải căn bệnh này. Để ước đoán tiên lượng ... [xem thêm]

5 câu hỏi thường gặp cho thai phụ sau khi điều trị ung thư vú

(74)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

10 điều nên và không nên thực hiện khi mắc đái tháo đường

(57)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN