Kem đánh răng chứa flo nhiều chưa hẳn đã tốt

(3.92) - 77 đánh giá

Chứng nhiễm flo men răng không phải là một loại bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng. Ở hầu hết các trường hợp, chứng nhiễm flo lên men răng xuất hiện những đường kẻ hoặc những vệt trắng mờ rất khó nhận ra trên răng, và thường không gây ảnh hưởng đến các chức năng cũng như sức khỏe của răng. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự ảnh hưởng lại rất nhỏ, thông thường chỉ có các chuyên gia về nha khoa mới nhận thấy được trong lúc khám. Chứng nhiễm flo trên men răng chỉ xảy ra khi răng đang hình thành dưới nướu. Một khi răng đã trồi lên hẳn, chúng không thể tiến triển chứng nhiễm flo men răng nữa.

Dấu hiệu và triệu chứng của răng bị nhiễm flo là gì?

Triệu chứng của chứng nhiễm flo diễn tiến từ các đốm nhỏ hoặc các vệt trắng khó nhận ra cho đến những vết ố nâu sẫm, thô và có hõm trên men răng, đồng thời rất khó để tẩy sạch. Hàm răng không chịu ảnh hưởng bởi chứng nhiễm flo thường mịn màng và sáng bóng. Răng cũng nên có màu trắng ngà nhạt.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các triệu chứng, xin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì nếu răng bị nhiễm flo?

Nhằm đối phó với tình trạng trên, bạn nên:

1. Cắt giảm lượng caffeine

Nếu bạn gặp phải những vấn đề về vết ố trên răng, hãy bắt đầu cắt giảm trà đen, cà phê, rượu vang đỏ và nước ngọt có màu sẫm. Hàm lượng caffeine cao trong các thức uống này có thể khiến răng bị đổi màu không mong muốn. Môt số người nghĩ rằng uống bằng ống hút thì không thể mắc chứng nhiễm flo, nhưng điều này hoàn toàn sai sự thật. Một khi đã vào bên trong miệng, các hợp chất vẫn có thể tiếp xúc răng của bạn và gây ra các vết ố. Bạn có thể chuyển sang dùng trà xanh, cà phê không chứa caffeine, rượu vang trắng hoặc nước ngọt có màu nhạt.

2. Cắt giảm chất flo

Hãy đảm bảo rằng bạn ngừng sử dụng những loại thức uống có hàm lượng flo cao. Bạn có thể lựa chọn nước đóng chai hoặc gắn bộ lọc cho vòi nước. Ngoài ra, không sử dụng kem đánh răng có chứa flo. Chọn mua các loại thực phẩm hữu cơ thay cho thực phẩm đã qua chế biến, vì loại này rất thường hay qua xử lí bằng nước chứa flo.

3. Sử dụng baking soda

Bạn có thể sử dụng baking soda không chỉ được dùng để nấu nướng mà còn để làm trắng răng. Bạn có thể mua kem đánh răng trộn sẵn baking soda hoặc bạn có thể tự điều chế công thức riêng cho bạn. Nếu bạn muốn tự làm riêng cho mình, hãy trộn 1 muỗng nhỏ kem không chứa flo chung với 1 muỗng nhỏ baking soda, rồi để trên bàn chải và chải răng như thường ngày bạn vẫn hay làm.

Một cách khác bạn có thể sử dụng baking soda là trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh chung với 1 muỗng cà phê baking soda. Chúng sẽ tạo thành hỗn hợp sệt và bạn có thể dùng hỗn hợp này để chải răng. Có rất nhiều trường hợp baking soda đã làm răng người dùng trắng hơn một cách đáng kể. Bạn nên lặp lại quá trình này cho đến khi kết quả đáp ứng được mong muốn của bạn.

4. Hydrogen peroxide 3% (nước oxi già)

Bạn có thể cho 2 muỗng nhỏ hydrogen peroxide 3% rồi trộn chung với 2 muỗng nhỏ nước trong một cái ly. Súc miệng bằng hỗn hợp nêu trên trong không quá 1 phút. Tốt nhất là đến khi nào nó tạo thành bọt. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước. Lặp đi lặp lại quá trình này thường xuyên cho đến khi bạn cảm thấy có tiến triển tốt. Hãy đảm bảo nồng độ peroxide là 3% để tránh các tai nạn trong quá trình sử dụng peroxide.

5. Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

Một số loại trái cây và rau củ quả rất tốt cho răng của bạn. Những loại trái cây tốt cho răng và phổ biến nhất thường là cà rốt, cần tây và táo. Chúng giàu vitamin C và đủ khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và giúp sản xuất nhiều nước bọt hơn. Bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm có tính axit như tương cà, dưa chua, giấm và cam. Thậm chí xì dầu (nước tương) đã được chứng minh có thể làm biến đổi màu răng.

6. Thông tin bổ sung

Nếu con bạn nuốt kem hoặc uống hẳn nước máy khi đang chải răng, có khả năng trẻ sẽ tiếp xúc quá nhiều flo. Hãy theo dõi khi trẻ đánh răng để đảm bảo con bạn đánh răng đúng cách. Nếu bạn bị nhiễm flo dạng nhẹ, bạn có thể sử dụng danh sách các biện pháp tại gia nhằm giảm thiểu tổn thương và tiếp tục làm trắng răng. Còn nếu bạn gặp phải trường hợp nhiễm flo nặng, tốt nhất bạn hãy trao đổi và nhờ đến sự trợ giúp từ các nha sĩ.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Hãy liên lạc với nha sĩ khi răng xuất hiện những vạch hoặc đốm trắng hoặc một hay nhiều chiếc răng bị đổi màu.

Bố mẹ cần làm gì để giúp con phòng ngừa răng bị nhiễm flo?

Cảnh giác trước triệu chứng nhiễm flo chính là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh.

Nếu hệ thống nước nhà bạn được cung cấp từ hệ thống công cộng, bác sĩ hoặc nha sĩ – cũng như cơ quan cấp nước hoặc bộ phận y tế công cộng – sẽ cho bạn biết mức độ flo trong nước. Nếu bạn chỉ dựa vào nước giếng hoặc nước đóng chai, bộ phận y tế công cộng hoặc phòng thí nghiệm địa phương có thể phân tích hàm lượng flo từ những loại nước nêu trên. Một khi bạn đã biết hàm lượng chất flo có trong nước mà trẻ thường uống hoặc các loại thức uống khác như nước trái cây hoặc nước giải khát, bạn có thể trao đổi với nha sĩ để quyết định loại thức uống bổ sung flo nào tốt hoặc không tốt để cho trẻ sử dụng.

Khi ở nhà, bạn hãy đem tất cả các sản phẩm chứa flo để ngoài tầm với trẻ em, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc các thực phẩm chức năng. Nếu lỡ con bạn có tiêu thụ một lượng lớn chất flo trong khoảng thời gian ngắn, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng chẳng hạn như:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Nôn mửa;
  • Đau ở vùng bụng.

Mặc dù các độc tính từ chất flo không gây ra hậu quả nghiêm trọng, hằng năm có đến hàng trăm trẻ phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Việc bạn giám sát trẻ dùng kem đánh răng có chứa flo cũng rất quan trọng. Chỉ nên để kem cỡ hạt đậu lên trên bàn chải của trẻ. Lượng kem này vừa đủ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra hãy dạy cho trẻ nhổ kem ra sau khi chải răng thay vì nuốt hẳn. Tránh các loại kem có chứa hương vị mà trẻ thích vì có khả năng trẻ sẽ nuốt thay vì nhổ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 loại acid béo omega-3 quan trọng bạn cần biết

(27)
Trong 11 loại acid béo omega-3, có 3 loại đóng vai trò quan trọng nhất đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể và mang nhiều lợi ích sức khỏe khác.Omega-3 ... [xem thêm]

Điều trị nám da với liệu pháp tia laser như thế nào?

(61)
Làn da của người châu Á thường dễ bị một số vấn đề về da. Một trong số đó là nám – tình trạng tăng sắc tố hoặc đốm đen trên da. Nám có thể làm ... [xem thêm]

Aspirin liều thấp có liên quan đến chảy máu trong hộp sọ

(36)
Tìm hiểu chungNgộ độc aspirin là gì?Aspirin còn có tên gọi khác là axit acetylsalicylic, là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Ngộ độc aspirin xảy ra khi người ... [xem thêm]

Lợi ích vàng của ánh nắng với đôi mắt

(83)
Ánh nắng mặt trời đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên tiếp xúc nhiều với ánh nắng ... [xem thêm]

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

7 cách làm phụ nữ lên đỉnh dành cho phái mạnh

(73)
Biết cách làm phụ nữ lên đỉnh khi lâm trận sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt nàng. Đây sẽ còn là cơ hội để hai bạn hâm nóng tình cảm hơn đấy.Lợi ích ... [xem thêm]

5 căn bệnh kỳ lạ khiến bạn phải sửng sốt

(76)
Bạn có bao giờ gặp một ai đó không uống mà vẫn say, giọng nói thay đổi hay cơ thể có mùi cá? Đây là những căn bệnh kỳ lạ bạn hiếm khi gặp mà các nhà ... [xem thêm]

Những phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả

(54)
Khi bị đau răng, điều trị các cơn đau là mối quan tâm hàng đầu. Điều đầu tiên cần làm là hẹn gặp nha sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN