Đau xương đòn: nguyên nhân từ đâu?

(4.45) - 62 đánh giá

Đau xương đòn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần lưu ý nếu cảm thấy đau ở vùng xương này.

Xương đòn là bộ phận liên kết xương ức với vai. Đây là một trong những phần xương khá cứng trong cơ thể, hình dạng giống chữ S.

Đau xương đòn có thể là triệu chứng của các vấn đề như gãy xương, viêm khớp, nhiễm trùng xương hoặc một tình trạng bất thường liên quan đến vị trí xương đòn trong cơ thể.

Nếu bạn bị đau xương đòn do tai nạn, va chạm mạnh khi đang chơi thể thao hoặc những chấn thương khác, hãy nhanh chóng đến phòng cấp cứu. Trong trường hợp bạn nhận thấy cơn đau âm ỉ phát triển và kéo dài ở khu vực xương đòn, hãy chủ động đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Nguyên nhân phổ biến nhất: gãy xương đòn

Đau xương đòn chủ yếu do gãy xương đòn. Do vị trí bên trong cơ thể, xương đòn rất dễ bị gãy nếu có một lực tác động mạnh lên vai. Gãy xương đòn là loại gãy xương phổ biến nhất ở người. Chỉ cần bị va đập mạnh vào một bên vai hoặc ngã mạnh với cánh tay dang ra, bạn đã có nguy cơ cao bị gãy xương đòn.

Các nguyên nhân khiến xương đòn gãy bao gồm:

Chấn thương thể thao

Một cú đánh trực tiếp vào vai trong võ thuật hay các môn thể thao mang tính chất đối kháng có thể gây ra nguy cơ gãy xương đòn.

Tai nạn xe cộ

Khi gặp tình huống tai nạn xe cộ, bên cạnh gãy xương đòn, các bộ phận còn lại trong cơ thể đều có nguy cơ bị tổn thương.

Bẩm sinh

Trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng bị gãy xương đòn trong quá trình chào đời hay thậm chí khi vẫn còn trong bụng mẹ.

Triệu chứng rõ ràng nhất của gãy xương đòn là cơn đau đến bất ngờ tại vị trí xương gãy. Thông thường cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi vai bạn cử động. Một vài dấu hiệu phổ biến khác của vấn đề gãy xương đòn bao gồm:

  • Sưng
  • Bầm tím
  • Căng cứng ở cánh tay bị ảnh hưởng

Trẻ sơ sinh bị gãy xương đòn không thể di chuyển cánh tay bị thương trong vài ngày sau khi chào đời.

Để chẩn đoán gãy xương đòn, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận chấn thương xem có dấu vết bầm tím, sưng và những dấu hiệu khác do gãy xương gây ra không. Kết quả chụp X-quang của xương đòn có thể chỉ ra vị trí và mức độ chính xác của khu vực bị gãy, cũng như cho biết liệu các khớp xung quanh có bị ảnh hưởng không.

Đối với tình huống đơn giản, quá trình điều trị chủ yếu là giữ cho cánh tay bất động trong vài tuần hoặc vài tháng. Trong thời gian này, bạn phải luôn đeo nẹp vai để kéo nhẹ hai vai trở lại như cũ và đảm bảo xương hồi phục ở vị trí như cũ.

Đối với gãy xương nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến phẫu thuật để thiết lập lại xương đòn. Bác sĩ sẽ ghim hoặc gắn ốc vít vào xương để cố định chúng, đảm bảo nối các phần xương gãy lại với nhau đúng cách.

Những nguyên nhân thường gặp khác

Những nguyên nhân gây đau xương đòn không liên quan đến gãy xương, chẳng hạn như:

Viêm xương khớp

Khớp xương ức bị bào mòn cũng có thể gây viêm xương khớp. Viêm khớp có thể là kết quả của một chấn thương cũ hoặc đơn giản chỉ vì khớp bị thoái hóa theo thời gian do sử dụng nhiều.

Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm đau và cứng khớp. Thông thường, chúng phát triển chậm nhưng sẽ ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian. Sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) hay naproxen (Aleve), có thể giúp đẩy lùi cơn đau và kháng viêm.

Tiêm corticosteroid cũng có thể giúp giảm viêm và đau đớn trong thời gian dài. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để chữa trị phần khớp bị viêm.

Hội chứng lối thoát ngực

Hội chứng lối thoát ngực mô tả các rối loạn xảy ra khi có sự chèn ép, chấn thương, kích thích thần kinh và mạch máu ở vùng cổ thấp hoặc ngực trên. Nguyên nhân của hội chứng này bao gồm:

  • Chấn thương vai
  • Duy trì tư thế sai trong một thời gian dài
  • Áp lực kéo dài và lặp lại liên tục
  • Béo phì: trọng lượng cơ thể không chỉ đè lên phần xương mà còn có cả khớp
  • Khuyết tật bẩm sinh

Để điều trị hội chứng lối thoát ngực, trước hết người bệnh sẽ áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Họ cần thực hiện các bài tập cải thiện sức khỏe và linh hoạt cơ vai, cũng như cải thiện tư thế. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được tiến hành để bỏ các nguyên nhân gây chèn ép các dây thần kinh.

Tư thế ngủ

Thói quen ngủ nghiêng cũng sẽ dẫn đến đau xương đòn do có áp lực bất thường lên phần xương này. Tuy nhiên, các cơn đau thường sẽ sớm biến mất. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách tập thói quen nằm ngửa khi ngủ.

Các nguyên nhân hiếm gặp

Đau xương đòn có một số nguyên nhân nghiêm trọng không liên quan đến gãy xương hoặc thay đổi vị trí xương đòn hay khớp vai.

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một căn bệnh nhiễm trùng xương gây nên các cơn đau toàn thân và hàng loạt triệu chứng khác. Nguyên nhân thường là:

  • Viêm phổi, nhiễm trùng máu hoặc một loại nhiễm trùng nào đó ở nơi khác trong cơ thể di chuyển đến xương đòn.
  • Một vết thương hở gần xương đòn bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng của viêm tủy xương ở xương đòn bao gồm đau xương đòn và đau ở khu vực xung quanh xương đòn. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Sưng tấy khu vực nhiễm trùng
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Chảy mủ

Điều trị viêm tủy xương thường bắt đầu bằng một liều kháng sinh. Lúc đầu, người bệnh có thể tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Quá trình điều trị có thể kéo dài một vài tháng. Bác sĩ sẽ lấy hết mủ hoặc dịch tại vị trí nhiễm trùng.

Ung thư

Nếu ung thư gây nên tình trạng đau xương đòn, đó có thể là do ung thư đã thực sự di căn đến xương hoặc do các hạch bạch huyết gần đó ảnh hưởng. Khi ung thư đã lan đến hạch bạch huyết, bạn có thể thấy đau và sưng ở các hạch phía trên xương đòn, dưới cánh tay, gần háng và ở cổ.

U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư có ảnh hưởng đến hạch bạch huyết hoặc di chuyển vào xương. Ngoài các cơn đau ê ẩm, các triệu chứng của nó bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Huyết áp cao
  • Nhịp tim bất thường
  • Đổ mồ hôi

Ung thư phát triển ở xương đòn, vai hoặc cánh tay có thể được điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào tính chất của căn bệnh và mức độ phát triển của nó.

Như vậy, có rất nhiều bệnh lý liên quan đến cơn đau xương đòn. Do vậy, khi cảm nhận được cơn đau từ vùng xương này, bạn nên đi khám ngay để tìm hiểu tình trạng cơ thể, đồng thời có thể tiến hành điều trị sớm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

(27)
Quầng thâm mắt không chỉ đơn thuần khiến bạn mất đi sự tự tin và thu hút trong giao tiếp, mà còn là dấu hiệu “tố cáo” rằng cơ thể và sức khỏe của ... [xem thêm]

5 lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ

(91)
Bé nhà bạn đã trên 6 tháng tuổi? Bạn đang muốn cai sữa cho bé và bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc? Bé đã ăn được một số loại rau và lúc này bạn muốn ... [xem thêm]

Ngăn ngừa huyết áp tăng cao nhờ vào vitamin D

(23)
Vitamin B complex là loại thực phẩm bổ sung hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy vitamin B complex là gì và tác dụng của vitamin B complex thế nào?Bạn hãy ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mang thai bé gái dễ nhận biết

(49)
Đa số những người sắp làm bố mẹ rất tò mò muốn biết giới tính của con mình vì muốn mua sắm đồ đạc, chọn tên và trang trí phòng phù hợp cho con. Thực ... [xem thêm]

11 biện pháp khắc phục chứng nhức nửa đầu tại nhà

(68)
Nhức nửa đầu hay đau nửa đầu là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có khả năng tái phát liên tục trong thời gian dài. Đi kèm với bệnh lý này là ... [xem thêm]

[Cẩm nang yêu] Đàn ông nên làm gì sau khi chia tay?

(91)
Sự tan vỡ trong một mối quan hệ có thể mang đến các vấn đề sức khỏe cả về tâm lý và thể chất. Vậy đàn ông nên làm gì sau khi chia tay để cải thiện ... [xem thêm]

Ăn và uống nước ép lựu trong thai kỳ có an toàn không?

(88)
Nếu bạn muốn biết liệu ăn và uống nước ép lựu trong thời kỳ mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.Như ... [xem thêm]

Bất ngờ với thực đơn giảm cân chỉ trong một tuần

(99)
Bạn ao ước sở hữu một vòng eo thon thả, bụng phẳng lỳ đầy gợi cảm? Muốn vậy, hãy đầu tư vào chế độ dinh dưỡng ngay từ bây giờ. Bởi lẽ, đây là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN