Ăn và uống nước ép lựu trong thai kỳ có an toàn không?

(4.06) - 88 đánh giá

Nếu bạn muốn biết liệu ăn và uống nước ép lựu trong thời kỳ mang thai có lợi ích dinh dưỡng nào hay không, bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Như các bạn đã biết, ăn quả lựu khi mang thai là lựa chọn dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn quả lựu trong quá trình mang thai.

Vì sao lựu lại tốt cho mẹ bầu và thai nhi?

1. Giàu chất xơ

Nửa chén quả lựu chứa khoảng 5g chất xơ. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ khi mang thai để tránh táo bón và các vấn đề liên quan đến ruột khác xảy ra. Chất xơ trong quả lựu sẽ giúp điều chỉnh sự tiêu hóa của ruột mà không gây ra bất kỳ khó chịu nào. Bạn nên hấp thu khoảng 25–30g chất xơ mỗi ngày trong khi mang thai.

2. Giàu sắt

Khi ăn trái cây có nhiều chất sắt, cơ thể sẽ tự động tạo ra một lượng dự trữ sắt, giúp bạn tăng nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai. Lựu là một trong những nguồn giàu chất sắt. Mẹ bầu không có đủ chất sắt trong cơ thể sẽ bị thiếu máu dẫn đến nhiều vấn đề cho cả thai nhi và bản thân. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có nguy cơ bị sinh non. Trẻ sinh ra trong những trường hợp như vậy thường nhẹ cân khi sinh.

Để giữ sắt ở mức tốt nhất nhằm giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ kê một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Tuy nhiên, ăn quả lựu là một cách tự nhiên và tuyệt vời để đảm bảo bạn tiêu thụ lượng sắt cần thiết trong thói quen ăn uống hàng ngày. Nếu uống thuốc, bạn hãy nói với bác sĩ về việc ăn quả lựu để không hấp thu quá liều lượng sắt được khuyến cáo.

3. Giàu vitamin C

Lựu là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu tất cả chất sắt từ các nguồn thực phẩm khác nhau và thậm chí là chất bổ sung sắt. Khi ăn, hàm lượng vitamin C trong quả lựu sẽ giúp hấp thụ sắt tốt hơn, mang lại cho bạn nhiều lợi ích.

Một số lợi ích sức khỏe của việc uống nước ép lựu trong khi mang thai

1. Đáp ứng nhu cầu calo của bạn

Khi có thai, bạn cần từ 2.000 đến 2.200 calo. Cứ 240 ml nước ép lựu có chứa gần 136 calo, cung cấp cho bạn lượng calo lành mạnh cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nước ép lựu cung cấp cho bạn rất nhiều calo, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu calo của cơ thể.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng trong chế độ ăn uống của bạn vẫn bao gồm các loại trái cây và rau quả khác để giúp hấp thụ nhiều calo hơn.

2. Bổ sung folate

Trong thời kỳ mang thai, folate đóng một vai trò quan trọng đối với cả bạn và sự phát triển của thai nhi. Một khẩu phần nước ép lựu sẽ cung cấp cho bạn 60 mg lượng folate tự nhiên. Trong khi bạn đang mang thai, bạn nên uống khoảng 600 mg folate hàng ngày và tối thiểu là 400 mg mỗi ngày.

Hấp thu lượng folate thích hợp trong khi mang thai sẽ giữ cho em bé được an toàn và được bảo vệ chống lại các dị tật bẩm sinh khác nhau, bao gồm khiếm khuyết ống thần kinh.

3. Giàu vitamin K

Nước ép lựu là một nguồn tuyệt vời chứa vitamin K. Một ly nước ép quả lựu chứa 26,1 mcg vitamin K. Hàng ngày, mẹ bầu cần khoảng 90 mcg vitamin K. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển xương của bé. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình đông máu.

4. Giàu kali

Bạn cần khoảng 4.700 mg kali trong suốt thai kỳ. Uống 240ml nước ép lựu trong một ngày sẽ đảm bảo bạn có được 538 mg kali, là một chất dinh dưỡng quan trọng khi bạn mang thai.

Chứng chuột rút, đặc biệt là ở chân, khá phổ biến trong thời kỳ mang thai. Việc ăn, uống thực phẩm giàu kali sẽ giúp ngăn ngừa và thậm chí giảm bớt chứng chuột rút. Kali cũng hỗ trợ hoạt động của cơ và các dây thần kinh. Khi bạn có thai, lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng lên đáng kể. Kali sẽ giúp điều chỉnh lượng máu trong cơ thể bạn luôn ở mức ổn định.

5. Giàu chất chống oxy hóa

Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa. Chất này có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ não bộ của thai nhi. Chúng có vai trò sửa chữa bất kỳ thiệt hại nào của các gốc tự do cho đến các tế bào của nhau thai.

Một nhóm các chất chống oxy hóa được biết đến như polyphenol giúp làm giảm tổn thương não do thiếu oxy, thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Nước ép lựu ngăn ngừa các biến chứng trong thời kỳ mang thai

Một nghiên cứu gần đây cho biết, nước ép lựu ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật, sinh non và các vấn đề về tăng trưởng khi phụ nữ mang thai sử dụng nó thường xuyên.

Khi có sự gia tăng các gốc tự do, các tế bào trong cơ thể chịu sự oxy hóa. Nước ép lựu có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do trong những lần mang thai phức tạp. Oxy hóa góp phần gây ra vấn đề của nhau thai, dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, nơi mà mức độ huyết áp của phụ nữ mang thai tăng đột biến. Do đó, các vấn đề về nhau thai có thể làm giảm cân ở trẻ sơ sinh và cũng dẫn đến sinh non.

Lưu ý khi ăn lựu trong quá trình mang thai

Ngoài những lợi ích của việc ăn và uống nước quả lựu trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh dùng chiết xuất từ vỏ lựu vì nó có thể gây co thắt dẫn đến chuyển dạ sớm;
  • Nước ép lựu có hàm lượng calo cao, do đó bạn nên uống với lượng vừa phải;
  • Lựu khi vào cơ thể sẽ tương tác với một số loại thuốc khác như thuốc giảm loãng máu, thuốc ức chế ACE, statin và thuốc trị huyết áp.

Hãy thêm quả lựu vào trong chế độ ăn uống khi mang thai một cách phù hợp để có được những lợi ích tốt nhất cho bạn và bé yêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách tiết kiệm thời gian giúp bạn tăng chất lượng sống

(38)
Người ta thường nói rằng: “Thời gian là vàng là bạc”, song không phải ai cũng có thể tận dụng thời gian một cách hiệu quả. Vậy bạn nên làm gì để sử ... [xem thêm]

30 tháng

(50)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

Đuối nước trên cạn không phải ai cũng biết

(22)
Bơi lội là một môn thể thao tốt cho sức khỏe của bé nhưng nó cũng tồn tại nhiều nguy hiểm. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, bố mẹ cần lưu ý đến ... [xem thêm]

Hội chứng Cushing, biến chứng bệnh tiểu đường

(93)
Định nghĩaHội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng

(100)
Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng hoạt động theo mô hình của bệnh viện đa khoa chất lượng cao, ưu tiên phát triển hệ thống chẩn đoán cận lâm sàng hiện ... [xem thêm]

Hấp thụ vitamin D mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào?

(86)
Vitamin A rất tốt cho làn da, giúp cải thiện thị lực và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nếu không cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể, bạn sẽ có nguy cơ mắc ... [xem thêm]

Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc đã tàn phá nhan sắc của bạn như thế nào?

(20)
Bên cạnh việc làm cơ thể uể oải, tâm trạng cáu gắt thì việc thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và sức khỏe ... [xem thêm]

Thời điểm thích hợp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ?

(10)
Việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là cần thiết. Vậy khi nào là thời điểm tầm soát đái tháo đường thai kỳ thích hợp? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN