Đau đầu vú: Nguyên nhân không chỉ do rụng trứng!

(4.45) - 91 đánh giá

Tham khảo: tính ngay ngày rụng trứng của bạn nhanh, chính xác

Trong thời gian rụng trứng, bạn có thể thấy hơi ngứa hoặc đau đầu vú. Tuy nhiên, đau đầu nhũ hoa còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác mà bạn cần lưu ý. Vậy núm vú bị đau là hiện tượng gì?

Hãy cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân khiến bạn đau đầu vú dưới đây để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể mình nhé.

1. Đau đầu vú do mang thai

Mang thai khiến ngực có sự thay đổi rất lớn. Tình trạng sưng, đau đầu ti và bầu ngực có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Sự khó chịu này có thể bắt đầu một tuần sau khi thụ thai và có khả năng sẽ biến mất sau vài tuần.

Các triệu chứng sớm khác của thai kỳ có thể là:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều.

2. Đau núm vú do cho con bú

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, việc cho con bú có thể khiến núm vú bị đau, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mới cho bé bú. Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau đầu ngực khi cho con bú có thể là do:

  • Tư thế cho bé bú không đúng
  • Núm vú bị thụt
  • Tắc tia sữa

Đôi khi núm vú bị đau hoặc sưng trong quá trình cho con bú còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vú. Căn bệnh này có các triệu chứng như:

  • Đau vú
  • Vú sưng đỏ, đau rát
  • Sốt
  • Ớn lạnh.

Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng trên khi cho con bú, bạn nên đến gặp bác sĩ.

3. Đau đầu vú khi đến kỳ kinh nguyệt

Đau nhũ hoa là hiện tượng gì? Bạn có thể bị đau bầu vú hoặc đau nhũ hoa khi gần đến ngày “dâu rụng”. Sự khó chịu này có thể kéo dài cho đến khi chu kỳ của bạn kết thúc.

4. Đau đầu nhũ hoa do ung thư vú

Mặc dù hiếm gặp nhưng hiện tượng đau nhũ hoa có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau đầu vú đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Có khối u ở vú hoặc vùng nách
  • Sưng toàn bộ hoặc một phần bầu ngực
  • Núm vú chảy dịch bất thường
  • Vùng da gần núm vú trở nên đỏ hoặc dày hơn
  • Núm vú tụt vào trong

5. Đau đầu nhũ hoa do các bệnh về da

Đầu ti bị đau có thể là dấu hiệu của bệnh chàm hoặc một số vấn đề khác về da. Các bệnh da liễu có thể khiến da trở nên khô, dễ bị kích thích, dẫn đến đau nhức núm vú.

6. Hiện tượng đau đầu vú do rụng trứng

Hiện tượng rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Sau khi được giải phóng, trứng có thể thụ tinh hoặc không. Nếu được thụ tinh sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai còn nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra khỏi tử cung và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

Quá trình rụng trứng sẽ diễn ra mỗi tháng 1 lần, thường rơi vào ngày thứ 14 của một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên, thực tế, mỗi người sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau và không phải ai cũng có chu kỳ kinh 28 ngày. Do đó, việc xác định chính xác thời điểm trứng rụng là rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể biết được mình có đang rụng trứng hay không thông qua một vài dấu hiệu của cơ thể. Trong đó, đầu ti đâu là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Đầu ti đau do sắp rụng trứng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực.

Tình trạng đau hoặc ngứa đầu vú có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng. Bạn có thể cảm thấy đau “râm ran” hoặc rất đau. Ngoài nhũ hoa, đôi lúc, bạn cũng có thể cảm thấy đau toàn bộ bầu ngực và tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực.

Dấu hiệu sắp rụng trứng mà bạn nên biết

Sự biến động nội tiết tố có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt và những biến động đó có thể gây ra các triệu chứng vào những thời điểm khác nhau. Mỗi người cũng sẽ có các triệu chứng rụng trứng khác nhau, không ai giống ai và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể đối với sự thay đổi nồng độ hormone. Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có các triệu chứng sau rất có thể là bạn sắp rụng trứng rồi đấy:

  • Núm vú bị đau: Tình này có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ, không chỉ xung quanh ngày rụng trứng.
  • Dịch âm đạo có sự thay đổi: Khi sắp rụng trứng, bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn.
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Nhiệt độ cơ thể cơ bản (nhiệt độ thấp nhất của cơ thể trong 24 giờ và được đo tốt nhất khi bạn thức dậy vào sáng sớm) sẽ tăng lên nếu bạn sắp rụng trứng. Bạn có thể sử dụng một nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ và vẽ thành biểu đồ để tiện theo dõi.
  • Chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện đốm máu trong khoảng thời gian rụng trứng. Điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone.
  • Tăng ham muốn tình dục. Một số người chia sẻ rằng họ có ham muốn tình dục cao hơn trong thời gian rụng trứng.
  • Đau buồng trứng: Đây là cảm giác đau bụng dưới hoặc vùng chậu. Thông thường, sự khó chịu này chỉ kéo dài khoảng vài phút hoặc vài giờ.

Đau đầu ti do rụng trứng thường kéo dài bao lâu?

Bạn có thể bị đau đầu vú hoặc đau bầu ngực khi quá trình rụng trứng bắt đầu diễn ra cho đến khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện (nếu trứng không được thụ tinh). Tuy nhiên, thời gian này với mỗi người là không giống nhau. Bạn có thể theo dõi tình trạng này bằng cách lập biểu đồ các triệu chứng xảy ra mỗi tháng để xem khi nào triệu chứng này bắt đầu và khi nào nó dừng lại.

7. Đau núm ty là biểu hiện của cái gì? Những nguyên nhân khác thường xảy ra

Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố khác khiến bạn cảm thấy đau nhũ hoa như:

  • Mặc áo ngực không vừa vặn
  • Vú bị trầy
  • Do tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc

Đau đầu vú có thể là một dấu hiệu rụng trứng nhưng cũng có thể là do nhiều yếu tố khác. Bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc đau rất nhiều. Nếu tình trạng đau nhũ hoa quá nghiêm trọng hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc tránh thai (trong trường hợp chưa muốn có thai) hoặc thuốc bổ sung nội tiết tố. Những loại thuốc này có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến sự thay đổi hormone. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn, chẳng hạn như tránh dùng caffeine, ăn ít chất béo hoặc uống vitamin E để tránh bị đau đầu ti trong thời gian rụng trứng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cường cận giáp

(58)
Định nghĩaBệnh cường cận giáp là bệnh gì?Bệnh cường cận giáp (hay còn gọi là tăng năng tuyến cận giáp) là bệnh do tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều ... [xem thêm]

Xét nghiệm T3

(61)
Tìm hiểu chungT3 là gì?Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp ... [xem thêm]

U xơ cổ tử cung là gì? U xơ cổ tử cung có nguy hiểm không?

(50)
U xơ cổ tử cung là gì? U xơ cổ tử cung có nguy hiểm không? là những câu hỏi của rất nhiều phụ nữ khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc u xơ cổ tử cung. ... [xem thêm]

Mách nhỏ cách giảm đau bụng kinh cho bạn gái chúng mình

(22)
Ngày đèn đỏ sẽ không còn quá đáng sợ nếu bạn đã nắm trong tay bí kíp những cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà lại hiệu quả.Bạn đang khó chịu và ... [xem thêm]

5 thắc mắc về việc hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc ngừa thai

(74)
Là phụ nữ, hẳn bạn đã từng có thắc mắc về việc sử dụng thuốc tránh thai để hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Dùng thuốc ... [xem thêm]

Viêm âm đạo do nấm

(80)
Tìm hiểu chungNấm âm đạo là bệnh gì?Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân ... [xem thêm]

Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp

(68)
Tên kĩ thuật y tế: Miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSIs, Long-acting thyroid stimulator [LATS] chất kích thích tuyến giáp tác dụng lâu dài, Thyroid-binding inhibitory ... [xem thêm]

Co thắt âm đạo

(25)
Tìm hiểu chungCo thắt âm đạo là hội chứng gì?Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN