Triệu chứng đau bụng đại diện cho nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc dùng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống để xử trí vấn đề này, bạn còn có thể sử dụng Nano Curcumin giải quyết cơn đau bụng.
Mỗi người chúng ta đều đã từng trải nghiệm cơn đau bụng ít nhất một lần. Vậy bạn có biết vì sao mình đau bụng hay vị trí đau bụng thể hiện điều gì? Bạn đã nắm rõ cách giải quyết vấn đề nếu rơi vào trường hợp này chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về chứng đau bụng qua bài viết sau nhé.
Sơ lược về đau bụng
Đau bụng là cơn đau xảy ra ở khu vực giữa ngực và xương chậu. Tình trạng viêm hoặc vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến các cơ quan trong khoang bụng có khả năng gây nên triệu chứng đau bụng. Những cơ quan này bao gồm:
- Ruột non và ruột già
- Thận
- Ruột thừa (một phần của ruột già)
- Lá lách
- Dạ dày
- Túi mật
- Gan
- Tuyến tụy
Nhiễm trùng, bao gồm cả virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, cũng tác động đến dạ dày và ruột, từ đó gây nên tình trạng đau bụng.
Những triệu chứng đi kèm với đau bụng
Đau bụng có nhiều dạng khác nhau. Đôi khi, cơn đau có thể giảm bớt một phần sau khi bạn đi ngoài. Điều này có thể lý giải rằng cơn đau bụng này là dấu hiệu phổ biến của tiêu chảy hoặc táo bón. Các cơn đau có nhiều mức độ, chẳng hạn như:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội
- Đau rát
- Cơn đau kéo dài hoặc ngắt quãng
- Đau bất ngờ
- Cường độ đau tăng theo thời gian
Bản thân đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp một số dấu hiệu khác thường đi chung với nó, bao gồm:
- Buồn nôn và nôn
- Đầy hơi chướng bụng
- Ợ nóng hoặc ợ chua
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Xuất huyết
- Sốt
- Đau khi đi nhẹ hoặc nặng
Bạn có thể quan tâm: Vi khuẩn đường ruột của bạn nói gì về bạn?
Các nguyên nhân có thể gây đau bụng
Triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện bởi nhiều điều kiện sức khỏe khác nhau. Trong số đó, nguyên nhân chính vẫn là:
- Nhiễm trùng
- Sự “tăng trưởng” bất thường của lượng khí hơi, nồng độ axit trong dịch dạ dày, vi khuẩn đường ruột…
- Viêm
- Tắc nghẹn và rối loạn đường ruột
Nhiễm trùng ở cổ họng, ruột và máu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến đau bụng. Các tình trạng này còn có nguy cơ gây ra những thay đổi trong hệ tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.
Chuột rút liên quan đến kinh nguyệt cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây đau bụng. Tuy vậy, yếu tố này phổ biến hơn ở tình trạng đau vùng xương chậu.
Các nguyên nhân đau bụng phổ biến khác bao gồm:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Loét dạ dày
- Trào ngược axit (dịch dạ dày rò rỉ ngược vào thực quản, gây ợ nóng và các triệu chứng khác)
- Nôn
- Căng thẳng
Các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng có thể gây đau bụng mãn tính, phổ biến nhất là:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Hội chứng ruột kích thích hoặc đại tràng co thắt (một dạng rối loạn dẫn đến triệu chứng đau bụng, chuột rút và thay đổi nhu động ruột)
- Bệnh Crohn (một dạng viêm ruột)
- Chứng không dung nạp lactose (dạ dày không có khả năng tiêu hóa loại đường có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa)
Nguyên nhân gây đau bụng dữ dội có thể bao gồm:
- Nội tạng vỡ hoặc sắp vỡ (vỡ hoặc viêm ruột thừa)
- Sỏi túi mật hay sỏi mật
- Sỏi thận
- Nhiễm trùng thận
Vị trí đau bụng biểu hiện bệnh gì?
Vị trí của cơn đau bụng thể hiện vấn đề bạn đang gặp phải, chẳng hạn như:
Cơn đau lan rộng khắp bụng (không phải ở một khu vực cụ thể)
Nếu thuộc trường hợp này, bạn có thể đang bị:
- Bệnh Crohn
- Chấn thương xảy ra một hoặc nhiều cơ quan trong khoang bụng
- Hội chứng ruột kích thích
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Cúm
Cơn đau tập trung ở vùng bụng dưới
Nếu cơn đau chỉ tập trung ở khu vực bụng dưới, bạn có khả năng đang phải đối mặt với:
- Viêm ruột thừa
- Tắc ruột
- Thai ngoài tử cung
Đối với phụ nữ, cơn đau ở cơ quan sinh dục thuộc vùng bụng dưới có thể xảy ra bởi:
- Đau bụng kinh
- U nang buồng trứng
- Sẩy thai
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm vùng chậu
- Thai ngoài tử cung
Triệu chứng đau bụng dưới bên trái có thể phát sinh bởi:
- Bệnh Crohn
- Ung thư
- Nhiễm trùng thận
- U nang buồng trứng
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải bao gồm:
- Viêm ruột thừa
- Thoát vị
- Nhiễm trùng thận
- Ung thư
- Cúm
Đau bụng trên
Những yếu tố dẫn đến tình trạng đau bụng trên bao gồm:
- Sỏi mật
- Đau tim
- Viêm gan hoặc phổi
Đau bụng trên bên trái đôi khi xảy ra bởi:
- Lá lách to
- Chấn thương
- Đau tim
- Ung thư dạ dày
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Trắc nghiệm: bạn đã biết rõ về ung thư dạ dày?
Cơn đau đến từ khu vực phía trên, bên phải bụng có thể bắt nguồn từ:
- Viêm gan
- Chấn thương
- Viêm phổi
Đau ở trung tâm của bụng
Cơn đau xuất hiện ở khu vực trung tâm bụng có nguy cơ bắt nguồn những vấn đề nghiêm trọng như:
- Viêm dạ dày ruột
- Chấn thương
- Chất thải tích tụ trong máu do chức năng thận suy giảm
Bạn nên làm gì khi đau bụng?
Đau bụng là dấu hiệu của một loạt vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như: nhiễm trùng dạ dày, đau bụng kinh, khó tiêu, không dung nạp thực phẩm… Thực tế, triệu chứng đau bụng thường không nghiêm trọng và bạn có thể giải quyết dễ dàng bằng một vài biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm:
- Tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày và gây đau nhiều hơn, chẳng hạn như thực phẩm cay hoặc chiên, các sản phẩm làm từ cà chua, rượu hoặc trái cây họ cam quýt.
- Chia nhỏ các bữa ăn chính thành bữa nhỏ. Bạn cần lưu ý rằng dù trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng không nên bỏ bữa nhằm đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hãy dùng trà gừng. Từ lâu, các chuyên gia đã công nhận lợi ích của gừng đối với những vấn đề liên quan đến dạ dày và những triệu chứng kèm theo, đặc biệt là buồn nôn.
- Nếu triệu chứng đau bụng đi kèm với ợ hơi hoặc ợ chua, bạn cũng có thể dùng thuốc không kê đơn chứa simethicone để giải quyết vấn đề. Bạn nên dùng thuốc vào khoảng thời gian sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Hãy ngồi thẳng lưng, đặc biệt là sau bữa ăn. Điều này hỗ trợ bạn giảm bớt tình trạng đau bụng liên quan đến chứng khó tiêu.
- Tập trung thư giãn và thực hành các kỹ thuật như thở sâu, thiền hoặc yoga có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau bụng kinh nguyệt và đau bụng liên quan đến căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày, có xu hướng tăng cường độ theo thời gian hoặc đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau ngực, cổ hoặc vai, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì?
Cách xử trí khi bị đau bụng do viêm loét dạ dày
Nếu nguyên nhân đau bụng xuất phát từ viêm loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận liệu trình điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà, bao gồm cả việc sử dụng chất bổ sung hay thực phẩm chức năng, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả như mong đợi.
Ngày nay, mọi người đều biết lợi ích của nghệ như thế nào đối với các vấn đề dạ dày. Những tính chất như kháng viêm hay chống oxy hóa mà loại thực vật này mang lại đều nhờ vào curcumin, một hoạt chất có thể dễ dàng tìm thấy ở nghệ. Tuy vậy, nhược điểm lớn của hoạt chất này là không tan trong nước, dẫn đến sinh khả dụng của curcumin khá thấp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải dùng một lượng lớn curcumin trong thời gian dài mới có thể đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, bạn không cần phải băn khoăn về vấn đề này nữa. Các chuyên gia đã nghiên cứu ra Nano Curcumin, một “phiên bản cao cấp” của curcumin, nhằm cải thiện tình huống này. Nhờ vào kích thước siêu nhỏ, những phân tử Nano Curcumin dễ dàng thẩm thấu và phát huy tối đa công dụng của mình. Bạn có thể tìm mua chế phẩm này dưới dạng thực phẩm chức năng.