Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh?

(3.88) - 97 đánh giá

Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi đến ngày “đèn đỏ” và có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian đau phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người đau mấy tiếng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày. Thế nhưng, những cơn đau bụng này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh

Tình trạng đau bụng khi hành kinh xảy ra là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép, gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày “đèn đỏ”. Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau bụng càng nghiêm trọng.

Đau bụng kinh thường được chia làm hai loại:

  • Đau bụng kinh tiên phát: gây đau nhẹ đến trung bình và thường xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên.
  • Đau bụng kinh thứ phát: gây đau dữ dội. Đây có thể là hệ quả của một rối loạn bệnh lý trong hệ sinh sản.

Đau bụng khi hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng mang thai của phụ nữ:

Viêm vùng chậu (PID)

Đây là bệnh mà cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tình trạng này có thể gây sẹo cho ống dẫn trứng và buồng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng).

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các mô ở trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Những mô phát triển không đúng này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường, có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhìn chung, bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh do niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng.

Có thể nói, lạc nội mạc tử cung là một trong những lý do phổ biến nhất gây đau bụng kinh dữ dội. Theo ước tính, có khoảng 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh này.

Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi. Nếu bạn cảm thấy đau trước hoặc trong kỳ kinh, đau sau khi quan hệ tình dục hoặc gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nhiều khả năng bạn đang mắc phải căn bệnh này.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)

Tình trạng này có phần giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng trong trường hợp này, các tế bào của niêm mạc tử cung sẽ phát triển bên trong thành tử cung thay vì trên các cơ quan sinh sản khác. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này là đau bụng dữ dội và chảy máu nhiều hơn bình thường trong thời gian hành kinh.

U xơ tử cung và u nang buồng trứng

Khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi bị u xơ tử cung. Đây là những khối u lành tính, được tìm thấy bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung. U xơ có thể làm biến dạng khung hình của tử cung khiến vòi trứng bị tắc hoặc bán tắc, gây hiện tượng chậm có thai hoặc vô sinh. Bị u xơ tử cung khi mang thai có thể gây sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là khi khối u nằm ở vị trí dưới niêm mạc.

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Giống như u xơ, u nang buồng trứng đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu những u nang này có kích thước lớn và xuất hiện ở những nơi như ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thì chúng có thể cản trở quá trình thụ thai.

Nếu bị đau bụng dữ dội khi hành kinh, bạn cần phải làm gì?

Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, hãy đi khám bác sĩ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm đau. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích trong trường hợp bạn đang cố gắng thụ thai. Một số loại thuốc giảm đau cũng có thể hữu ích, nhưng nhiều người sợ rằng việc dùng thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tiêu cực của thuốc ibuprofen đối với hệ sinh sản, do đó tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật để giảm đau. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết ảnh hưởng của việc phẫu thuật đến khả năng thụ thai.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông hữu ích về vấn đề đau bụng khi hành kinh. Nếu bạn đang trải qua những cơn đau bụng dữ dội trong những ngày “đèn đỏ”, tốt nhất hãy đến bệnh viện khám và kiểm tra xem mình có đang mắc phải những căn bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 phương pháp thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu

(97)
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc quá mệt mỏi, khó ngủ khi mang thai, hãy thử những cách đơn giản để giúp làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm chuyện ấy ngay hôm nay?

(51)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Bố mẹ nên chú ý với 8 dấu hiệu viêm màng não ở trẻ nhỏ

(41)
Viêm màng não ở trẻ nhỏ là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm nhưng lại dễ gặp. Do đó, Chúng tôi luôn muốn đem đến thông tin về cách phát hiện bệnh ... [xem thêm]

Bệnh mạch máu não có thể gây ra đột quỵ

(89)
Bệnh mạch máu não là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Bệnh mạch máu não kết hợp với những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác có thể ... [xem thêm]

Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với tĩnh mạch mạng nhện

(45)
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch có màu xanh, đỏ hay hồng đỏ trở nên lớn hơn, thường có hình dây, dạng xoắn và phình ra. Chúng có thể sưng và ... [xem thêm]

Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(96)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

8 lý do tại sao bạn sợ kết hôn

(19)
Trong khi bạn bè đồng trang lứa đã tìm được bến đỗ bình yên và bận rộn với con cái thì bạn vẫn cảm thấy hôn nhân là… nấm mồ của tình yêu. Liệu ... [xem thêm]

Cách giúp bạn ngăn ngừa mộng tinh hiệu quả

(57)
Mặc dù là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, tuy nhiên nhiều nam giới vẫn muốn ngăn ngừa mộng tinh để không phải thức dậy vào sáng mai với chiếc quần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN