Bà bầu bị thủy đậu: Không thể xem thường

(4.2) - 48 đánh giá

Thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh trong trường hợp bà bầu bị thủy đậu.

Bạn sẽ không phải lo lắng về bệnh thủy đậu nếu trước đây từng mắc bệnh này hoặc đã tiêm vaccine đầy đủ. Cả hai yếu tố này đều giúp bạn miễn dịch với bệnh thủy đậu. “Miễn dịch” có nghĩa là cơ thể đã được bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Khi cơ thể bạn miễn nhiễm với nhiễm trùng, nghĩa là bạn không thể mắc bệnh.

Khảo sát cho thấy có khoảng 9 trên 10 phụ nữ mang thai (90%) miễn dịch với bệnh thủy đậu. Tin vui này chứng tỏ hiện nay, tỷ lệ mắc thủy đậu ở phụ nữ mang thai đã ở mức rất thấp.

Nhiều phụ nữ không biết liệu họ có miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không. Nếu bạn không chắc chắn, hãy nói chuyện với bác sĩ ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu do virus Herpes zoster gây nên. Đa số mọi người bị căn bệnh này tấn công ở thời thơ ấu. Các triệu chứng của nó bao gồm phát ban ngứa, nổi mụn nước và sốt. Những triệu chứng này xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi bạn bị nhiễm thủy đậu.

Bạn có thể bị thủy đậu bằng cách tiếp xúc với phát ban thủy đậu của người khác. Virus cũng lan truyền trong không khí khi người bị thủy đậu ho hoặc hắt hơi. Một người khác sẽ nhiễm bệnh khi hít phải virus này.

Thủy đậu có làm tổn thương thai nhi trong lúc bạn mang thai?

Trẻ sơ sinh có bị tổn thương hay không còn phụ thuộc vào thời điểm mẹ mang bầu tuần thứ mấy khi nhiễm trùng xảy ra.

  • Trước 28 tuần mang thai: Không có bằng chứng nào cho thấy bạn có nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, có một rủi ro nhỏ là em bé của bạn có thể phát triển hội chứng varicella thai nhi (FVS). FVS nguy hiểm ở chỗ dễ làm hỏng da, mắt, chân, tay, não, bàng quang hoặc ruột của em bé.
  • Từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ: Virus tồn tại trong cơ thể em bé nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nó có thể hoạt động trở lại trong vài năm đầu đời của em bé, gây ra bệnh zona thần kinh.
  • Nếu bạn bị phát ban thủy đậu khoảng 2 đến 3 tuần trước khi sinh, có khả năng bạn sẽ truyền bệnh cho bé. Nhưng nếu điều đó xảy ra, nhiễm trùng thường nhẹ.
  • Trong trường hợp bạn bị phát ban thủy đậu vào tuần trước khi sinh con hoặc trong một vài ngày sau khi sinh, có đến 30% con bạn sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Thời điểm bạn mang thai sẽ cho biết thai nhi có bị ảnh hưởng hay không

Thủy đậu có làm tổn thương trẻ sơ sinh?

Tỷ lệ trẻ sinh ra bị ảnh hưởng do có mẹ nhiễm thủy đậu là khá lớn, nhưng cũng có trường hợp trẻ được sinh ra khỏe mạnh. Các khuyết tật bẩm sinh (nếu có) ở trẻ thường là:

  • Sẹo
  • Vấn đề với cơ bắp và xương
  • Cánh tay/chân bị tê liệt hoặc dị tật
  • Động kinh
  • Vấn đề về thần kinh
  • Microcephaly – một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi.

Chỉ có khoảng 1 hoặc 2 trong số 100 trẻ sơ sinh (1 đến 2%) có mẹ bị thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ mắc hội chứng varicella bẩm sinh. Bạn hãy yêu cầu bác sĩ siêu âm để biết chính xác con mình có bị dị tật bẩm sinh do thủy đậu hay không.

Dị tật bẩm sinh rất hiếm khi xảy ra nếu bạn bị nhiễm thủy đậu sau 20 tuần mang thai. Song con bạn có thể có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) trong giai đoạn này.

Ngoài ra, nhiễm trùng sau 20 tuần mang thai cũng có khả năng gây ra bệnh zona ở trẻ trong 1 đến 2 năm đầu đời. Zona thần kinh (còn gọi là herpes zoster) là một bệnh nhiễm trùng do cùng loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Zona gây ra do virus di chuyển dọc theo dây thần kinh. Do đó, biểu hiện tổn thương da thường chỉ xảy ra và lan ở một bên cơ thể, ví dụ như chỉ một bên ngực, một bên lưng, một bên mắt… Bệnh zona dường như không gây ra dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm trùng ở trẻ.

Điều trị thủy đậu khi mang thai thế nào?

Nếu bạn bị thủy đậu trong lúc mang thai, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một loại thuốc kháng virus có tên acyclovir để giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh. Loại thuốc này tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng do virus và khá an toàn trong thai kỳ. Lưu ý là nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu viêm phổi nào, bạn cần nhập viện ngay và điều trị với lượng thuốc chống virus cao hơn thông qua IV (thuốc được truyền qua tĩnh mạch).

Điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh ra sao?

Nếu trẻ sơ sinh có dạng nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị thủy đậu cho bé ngay từ lúc bé vừa sinh ra bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Kháng thể là các tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở bé hoặc làm cho nó bớt nguy hiểm.

Nếu bé vẫn bị thủy đậu sau khi được điều trị, bác sĩ sẽ dùng đến thuốc kháng virus như acyclovir.

Phòng tránh thủy đậu khi mang thai nếu cơ thể bạn chưa có miễn dịch

Trước tiên, hãy làm xét nghiệm máu để tìm hiểu xem cơ thể bạn có miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không. Nếu không, bạn cần được tiêm vaccine chủng ngừa. Tốt nhất là đợi 1 tháng sau khi tiêm vaccine rồi mới mang thai.

Nên tiêm ngừa thủy đậu 3-4 tháng trước khi mang thai

Nếu bạn đã mang thai mà chưa kịp chủng ngừa, đừng tiêm vaccine cho đến khi bạn sinh con. Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang bầu, cần tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị thủy đậu hoặc bệnh zona.

Nếu chẳng may bạn tiếp xúc với người mắc bệnh này, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Điều quan trọng là việc này phải thực hiện trong vòng 4 ngày sau khi bạn tiếp xúc với thủy đậu để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm cho chúng bớt nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cũng cần thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn vô tình tiếp xúc với một người bị bệnh zona. Bác sĩ sẽ điều trị cho bạn với acyclovir chống virus.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những nguyên nhân gây mất ngủ mà phụ nữ nên biết (P1)

(58)
Mất ngủ trở thành một nỗi ám ảnh của phụ nữ, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt. Vậy nguyên nhân mất ... [xem thêm]

23 tuần

(26)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 23, bé sẽ có thể:Ngồi không cần sự trợ giúp của bạn;Phát hiện những vật thể rất nhỏ và ... [xem thêm]

Hiện tượng mộng du: Bạn đừng nên quá lo lắng!

(54)
Bạn có thể thấy ai đó thức giấc vào nửa đêm, đi lại lang thang trong nhà với đôi mắt nhắm nghiền trong nhiều bộ phim. Thực chất, hiện tượng mộng du ... [xem thêm]

Tác dụng của giác hơi có tốt không?

(31)
Nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Vậy giác hơi là gì và giác hơi có tốt không?Không chỉ ... [xem thêm]

Mách bạn cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi mang thai

(38)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

Viêm âm đạo đâu chỉ là bệnh của mẹ!

(69)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

Làm sao để cho bé ăn khi đi du lịch?

(78)
Bạn đang muốn đưa bé đi du lịch cùng mình nhưng e ngại việc chăm bé, đặc biệt là khi cho bé bú? Điều này khiến bạn lo lắng và không biết phải làm sao? ... [xem thêm]

Chuyện yêu khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

(34)
Bạn có cần phải nhịn chuyện yêu khi mang thai vì sợ không an toàn cho con? Thật ra, tùy vào giai đoạn bầu bì, bạn vẫn có thể “yêu” mà không cần nhịn.Khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN